Tử cung hay còn gọi là dạ con – là cơ quan sinh dục của phụ nữ, thường thì lúc còn con gái, chưa quan hệ tình dục và chưa có ý định mang thai thì các bạn nữ ít tìm hiểu về tử cung, nhưng tới giai đoạn từ sau khi lập gia đình phụ nữ chúng mình thường sẽ có những lần đi khám sức khỏe và khám tiền sinh sản, kiểm tra tử cung sẽ là đề tài mà được chị em quan tâm nhiều nhất.
Trong những bệnh lý của phụ nữ thì các bệnh liên quan đến tử cung thường sẽ có hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân gia đình, đến thiên chức làm mẹ. Hãy cùng nhau theo dõi bài viết sau đây để biết thêm về tử cung, vị trí cấu tạo , các bệnh liên quan và cách phòng tránh nhé.
Mục lục
Tử cung là gì?
Tử cung là một nội tạng rỗng gồm 3 lớp cơ có hình dạng nón cụt, rộng ở đáy trên và hẹp ở dưới. Khi không mang thai, bộ phận này chỉ dài khoảng 4cm, rộng 4 – 5cm. Vai trò của tử cung chính là nơi để trứng thụ tinh và làm tổ, là nơi chứa đựng, nuôi dưỡng thai nhi suốt thời gian ở trong bụng mẹ.
Vị trí của tử cung
Tử cung nằm ở giữa xương chậu, phía sau bàng quang và phía trước trực tràng. Bộ phận này được nối tiếp với âm đạo bởi cổ tử cung. Vị trí của tử cung ở từng người phụ nữ sẽ có sự khác biệt và sự thay đổi lớn trong suốt quá trình mang thai.
Cấu tạo của tử cung
Đáy tử cung
Đây là phần trên của tử cung, rộng và hơi cong. Đáy tử cung có sừng ở 2 bên, nơi mà vòi trứng thông với tử cung.
Thân tử cung
Đây là phần chính của tử cung, có hình dáng thang rộng ở trên, có sừng ở 2 bên, cấu tạo gồm 3 lớp cơ :
Cơ dọc, cơ vòng, cơ đan chéo. Chính lớp cơ đan chéo mà dạ con co bóp được, cầm máu sau khi nhau thai bong ra trong lúc sinh con.
Thân tử cung dài 4cm, rộng 4 – 5cm, trọng lượng thân tử cung khoảng 50g. Hai bên sừng tử cung thông từ buồng tử cung ra vòi trứng. Trong lòng tử cung có lớp màng nhầy gọi là nội mạc tử cung. Độ dày mỏng của lớp nội mạc thay đổi tùy theo sự tác động của nội tiết tố trong thời gian có kinh nguyệt.
Eo tử cung
Là nơi tử cung thu hẹp nhất, là chỗ thắt nhất, tiếp nối giữa thân tử cung và cổ tử cung, có chiều dài 0,5 cm. Chức năng đặc biệt của eo tử cung đó là: Khi người phụ nữ mang thai những tháng cuối thì eo sẽ phát triển thành đoạn dưới tử cung.
Cổ tử cung
Vị trí của cổ tử cung là phần sau của tử cung dạng như miệng cá đường kính từ 2-4cm nối tiếp âm đạo với tử cung, có thành dày màu hồng nhạt và rất chắc với một lỗ mở rất nhỏ ở trung tâm, còn thân tử cung là nơi phát triển và chứa đựng bào thai.
Cổ tử cung là nơi quan trọng để phòng ngừa các mầm bệnh lây từ âm đạo vào tử cung đồng thời đưa máu ra ngoài, cản trở các vi khuẩn xâm nhập vào tử cung, giúp trứng gặp tinh trùng.
Chức năng của tử cung
Vai trò lớn trong quá trình mang thai: Là bộ phận lưu trữ trứng đã được thụ tinh. Là bộ phận nuôi dưỡng thai nhi, nơi thai nhi lớn lên và phát triển trong quá trình mang thai.
Khi mang thai, tử cung có kích thước từ 7,5 x 5 x 2,5 cm đến 30 x 23 x 20 cm, trọng lượng từ 50g đến 1kg và đạt khối lượng từ 6ml đến 5 lít. Chiều dài tử cung khi mang thai có thể thay đổi được mà không gây khó khăn đối với các cơ quan khác là nhờ tính đàn hồi của các cơ thành bụng đang căng ra; bên cạnh đó, các cơ quan khác cũng thích ứng tốt với vị trí mới khi bị tử cung đẩy ra. Nhờ đặc tính này mà thai nhi có thể lớn và phát triển trong bụng mẹ.
Khi thai nhi càng lớn, tử cung càng giãn rộng và khiến vùng thắt lưng của mẹ bầu bị trũng xuống, khiến thai phụ thường có cảm giác đau lưng.
Hỗ trợ lưu thông máu: Tử cung là cơ quan hỗ trợ điều chỉnh lưu lượng máu chảy vào buồng trứng
Chức năng tình dục: Đây là bộ phận kích thích cực khoái trong suốt quá trình quan hệ tình dục.
Hỗ trợ các cơ quan nội tạng khác: Không chỉ có chức năng hỗ trợ lưu thông máu, tử cung còn hỗ trợ các cơ quan khác như âm đạo, trực tràng, bàng quang
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất của tử cung vả chức năng của tử cung, ho vọng chị em phụ nữ chúng mình hiểu rõ một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể mình nhé.
Cuối cùng, nếu có phản hồi hay kinh nghiệm gì về chủ đề nêu trên, bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới. Cảm ơn đã theo dõi bài viết! Cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn.