Hiện nay có rất nhiều phương pháp ăn dặm cho bé, mỗi phương pháp sẽ có ưu nhược điểm riêng làm cho các bà mẹ có phần nào lúng túng trong việc lựa chọn, sử dụng phương pháp nào để hữu dụng và lợi ích nhất. bài viết dưới đây là một số chia sẽ giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn về ba phương pháp ăn dặm phổ biến nhất hiện nay
Mục lục
Phương pháp ăn dặm truyền thống
Đây là phương pháp truyền thống của các bà, các mẹ của chúng ta sử dụng khi các bé đã đến tuổi ăn dặm với nguyên liệu và cách chế biến khá thô sơ và đơn giản. Có thể là gạo giã mịn thành bột hoặc bột pha cùng nước trắng, nước hầm xương đun trong nhiều giờ. Để cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn chúng ta có thể xay nhuyễn rau, củ,cá,thịt để nấu cùng. Bên cạnh đó các mẹ có thể thay thế gạo bằng các loại hạt như hạt sen, đậu xanh,yến mạch…giúp bữa ăn của bé đa dạng và phong phú hơn.
Đối với phương pháp này các mẹ phải sử dụng các công cụ hỗ trợ như máy xay sinh tố, nồi áp suất,rây lọc…
Ưu nhược điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống.
Những ưu điểm của phương pháp này là nó khá đơn giản, dễ thực hiện thích hợp cho các bà mẹ bận rộn vì có thể chế biến một lần và dùng cho cả ngày. Ngoài ra với thức ăn đã qua xay nhuyễn sẽ tốt cho hệ tiêu hóa của bé
Nhược điểm là sẽ rất mất vệ sinh nếu các mẹ không chế biến đúng cách, mất thời gian chế biến. khi ăn thực phẩm xay nhuyễn phần nào làm mất đi mùi vị và ảnh hưởng đến khả năng ăn thô nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến chứng biến ăn của trẻ. Khiến các mẹ mệt mỏi trong việc cho con ăn.
Phương pháp ăn dặm chỉ huy
Là phương pháp cho phép bé chủ động trong quá trình ăn dặm của mình và đây là phương pháp được nhiều các bà mẹ hiện nay áp dụng. Ban đầu có chút khó khăn như bé không chịu ăn mà chỉ mút rồi nén hay bóp nát thức ăn cũng như việc cho bé tập làm quen với việc ngồi vào bàn ăn và ăn cùng gia đình. Lượng thức ăn ban đầu bé ăn có thể sẽ ít nên ngoài bữa chính mẹ cần phải bổ sung cho bé bú sữa mẹ.
Khi thực hiện phương pháp này các mẹ không cần quấy bột,nghiền nát hạt hay nấu cháo,…mà có thể cho bé ăn các thực phẩm có trong bữa ăn gia đình nhưng dưới dạng thô như cà rốt, thịt gà xé nhỏ, cơm nát viên thành nắm, miếng chuối,… đặc điểm của các thực phẩm này là phải được hầm mềm để bé có thể ăn mà không ảnh hưởng cho hệ tiêu hóa của bé.
Ưu nhược điểm của phương pháp ăn dặm chỉ huy.
Các mẹ không cần lo lắng khi cho bé ăn thực phẩm thô vì bé có thể nhai thức ăn bằng lợi. Ưu điểm của phương pháp này là cho bé tiếp xúc ngay với thức ăn ở thể rắn ngay khi đến tuổi ăn dặm. Bé chủ động quan sát sử dụng ngón tay bốc thức ăn cho vào miệng. khi bé nhai kích thích các cơ mặt giúp ích cho quá trình tập nói cho bé sau này. Thức ăn thô vẫn giữ được mùi vị cùng với hình dạng, màu sắc thức ăn phong phú đảm bảo dinh dưỡng và sự hứng thú của bé khi ăn.
Nhưng không thể phủ nhận vẫn tồn tại những hạn chế trong quá trình mới tập ăn bé sẽ ném thức ăn lung tung, hóc, nghẹn hay không thể nhai thịt nguồn cung cấp sắt chủ yếu cho bé. Vậy nên các mẹ cần phải xé nhỏ, hầm thật mền thức ăn.
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Phương pháp này rất được các bà mẹ Việt Nam ưu chuộng bởi lợi ích và cộng dụng của nó. Khi thực hiện phương pháp này mẹ phải chú ý một số quy tắc sau
-Khi bắt đầy cho bé ăn dặm mé phải chuẩn bị cháo loãng theo tỉ lệ 1:10 rồi mới có thể tăng độ thô của cháo.
-Khay thức ăn của bé phải có ba phần chính tình bột, rau củ quả bổ sung vitamin và đạm từ thịt, cá. Đảm bảo có 3 màu sắc chính là vàng, xanh, đỏ.
-Các thức ăn phải được chế biến riêng biệt, không hòa trộn.
-Chó bé ăn bắt đầu các thực phẩm nhạt như rau xanh rồi mới đến thịt.
-Khi bé dung ăn không được ép bé tiếp tục ăn
-Trong quá trình ăn tập cho bé ngoài vào bàn ăn, không xem tivi, không chạy nhảy, không đùa nghịch,…
Ưu nhược điểm của phương pháp ăn dặm kiểu nhật.
Từ những quy tắc trên sẽ giúp bé có thể ăn dặm sớm hơn so với phương pháp truyền thống, thức ăn đa dạng về hình dáng và màu sắc nổi bật kích thích sự thèm ăn của bé, các thức ăn không hòa trộn sẽ giữ được mùi vị nguyên thủy của từng loại thức ăn bé sẽ nhận dạng được mỗi loại thức ăn, thực phẩm nhạt sẽ giảm ảnh hưởng đến thận của trẻ, cuối cùng là khi tập cho bé ngồi vào bàn ăn giúp bé ăn nhiều hơn và không bị phân tâm khi ăn.
So phương pháp trên thì quá trình trong giai đoạn đầu này khó khó khắn khi phải tập cho bé ngồi vào bàn ăn, tập cho bé cầm thìa. Chế biến thức ăn riêng biệt cũng là một trả ngại khi mẹ phải dành nhiều thời gian để nấu nướng.
Trên đây là 3 phương pháp ăn dặm cho bé mà viconyeu đã tổng hợp một cách đầy đủ nhất, hi vọng mẹ sẽ yên tâm hơn khi chọn phương pháp ăn phù hợp cho bé nhé
Cuối cùng, nếu có phản hồi hay kinh nghiệm gì về chủ đề nêu trên, bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới. Cảm ơn đã theo dõi bài viết ! Cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn.
Bài viết này được viconyeu.com tổng hợp và biên soạn,chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa