“Làm Mẹ” là một nghề được coi là thiêng liêng, cao cả, nhiều tâm huyết nhất và đặc biệt là nghề này, những bà mẹ không được ” trả lương hàng tháng” để cống hiến cho sự nghiệp này bởi tình yêu thương bao la, vô điều kiện đã che chở và “miễn phí” cho con yêu suốt cả cuộc đời. Hành trình này lắm gian truân , nhiều nước mắt nhưng biết sao được, vì đã lỡ tan chảy trái tim trước đôi mắt ngơ ngây của con yêu.
Hồi xưa, thời bà nội, bà ngoại mình thì nghĩ, ai cũng đẻ mà , tao cũng đẻ thôi, không có bất kỳ tâm lý chuẩn bị kỹ càng như thời nay đâu, nhưng người ta vẫn vui vẻ chấp nhận nhiệm vụ cao cả đó đến cả cuộc đời về sau.
Nhưng thời nay thì đã khác, bất cứ kiến thức gì chúng ta đều có thể theo dõi thông qua các trang mạng, kinh nghiệm của những người đi trước sẽ giúp chúng ta phần nào về việc sẽ phải chuẩn bị những gì trước khi làm mẹ, để tránh bỡ ngỡ và lạc lõng trong quá trình chăm sóc con yêu.
Lần làm mẹ đầu tiên, không ai khỏi bỡ ngỡ, sẽ có những sự thật tàn khốc mà không bao giờ chúng ta có thể tưởng tượng ra được, nhìn vào gương và tự hỏi, mình đây sao?. Sẽ có những đánh đổi, sự thật phủ phàng khi đã làm một người mẹ, vậy nên chuẩn bị gì trước khi có con yêu, cùng đi tìm câu trả lời với viconyeu nhé.
Mục lục
Cơ thể người mẹ thay đổi như thế nào sau sinh con?
1. Nghén
Nghén là lúc mà bạn thật sự hoang mang, không biết được chuyện gì đang xảy ra với mình, bạn sợ cả mùi cơm, sợ cả mùi cá tanh, sợ tiếng ồn, khó chịu với những mùi vị quen thuộc nhất, dân gian gọi là nghén, trong thuật ngữ chuyên môn của ngành y gọi là nhiễm độc thai kỳ. Thường quá trình này xảy ra ở tam cá nguyệt thứ nhất,
Không phải mẹ nào mang bầu cũng bị nghén và không ai có thể đoán được có bị nghén trong thời gian mang bầu hay không? mà tùy vào cơ địa của mẹ và điều đó chỉ khi mang bầu mới biết được.
2. Rạn da
Thật đồng cảm với các bạn- những người mẹ mới sinh xong phải không ,hầu hết tất cả những bà mẹ đều bị rạn da,giãn bụng, nhưng sự thật không phải đến lúc này, bụng của các bạn mới bị giãn, vấn đề ở đây là lúc dậy thì, lúc cơ thể của bạn lớn lên, các bạn đã bị nứt đùi, nứt mông thì lúc sinh con, các bạn sẽ có nguy cơ bị rạn da bụng rất lớn. Những vết rạn rõ sâu, thâm đen, tím tái, như một đồng ruộng bị khô hạn lâu năm, bụng nó giãn ra, bèo nheo và thật xấu xí. Những vết rạn đó sẽ còn in hằn theo thời gian .
3. Mỏi mệt, chuột rút chân tay, đau thần kinh , đau lưng
Là những triệu chứng sẽ gặp phải trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh con, là những triệu chứng mà bạn chẳng bao giờ lường trước được những sự việc này sẽ xảy ra. Bạn không còn cơ thể khỏe mạnh,linh hoạt như trước khi nữa, đụng đâu cũng đau, làm gì cũng dễ dàng nhức mỏi, không còn được khỏe mạnh như thời son trẻ nữa, cơ thể bạn cảm giác như một thân cây dễ ngã trong những ngày thời tiết thay đổi.
4. Tăng cân- Nỗi ám ảnh của các bà mẹ
Cân nặng thay đổi là chuyện mà các bạn sẽ chắc chắn gặp phải trong thời gian mang bầu, tăng từ 10-15 kg là số cân nặng tăng phổ biến của các chị em, nhưng có mẹ còn tăng đến tận 20kg, do tâm lý muốn nạp thật nhiều chất dinh dưỡng cho cả mẹ và con, nên chế độ ăn uống quá tải kèm theo lười vận động, stress trong thời kỳ mang bầu chính là nguyên nhân chính dẫn tới việc tăng cân quá mức.
Các nhà khoa học ở Đại học California, Mỹ, cho rằng việc tăng cân kéo dài trong thời kỳ sau sinh có thể không liên quan nhiều đến sự lưu lại chất béo hình thành trong thai kỳ, mà do quá trình trao đổi chất đã được lập trình lại, tích tụ nhiều tế bào mỡ trong cơ thể của người mẹ, hơn thế nữa, lượng nước dư thừa trong quá trình mang thai vẫn còn, nên việc lấy lại vóc dáng ban đầu là quá trình cần có sự kiên trì, chế độ ăn uống khoa học.
5. Cảm xúc thay đổi
Sẽ có những lúc bạn thật sự không hiểu rằng tại sao bản thân lại hành động như vậy, suy nghĩ như vậy, bạn thậm chí thấy chán ghét anh chồng bên cạnh bạn,bạn ghét những người xung quan. Tâm trạng b ạn thay đổi thất thường khó ai lường trước được. Trong những giờ đầu sau sinh, nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể giảm mạnh đột ngột, từ đó có thể kéo theo trạng thái trầm cảm. Điều này tương tự như việc căng thẳng và thay đổi tâm trạng do nồng độ hormone thay đổi nhẹ trước mỗi chu kỳ kinh nguyệt.
Bạn dễ dàng ủ rũ, lo âu, buồn chán, thay đổi nội tiết tố dẫn tới điều này, hay do bạn đã trải qua những giờ phút thập tử nhất sinh trong quá trình chuyển dạ và sinh con, hoặc do mệt mỏi, áp lực của lần đầu làm mẹ khiến bao nhiêu thứ chồng chất lên bạn. Cộng với những nỗi thất vọng sau sinh về bản thân mình khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn. Hãy bình tĩnh để hiểu mình bạn nhé, tìm không gian yên tĩnh để lấy lại cân bằng để không cho những tiêu cực trượt dài theo thời gian.
6 . Những cơn đau của sinh thường và sinh mổ
Bạn phải chịu một áp lực rất lớn trong việc sinh thường hay sinh mổ, thường thì mọi người thường hay truyền tai nhau rằng, nên sinh thường để con được khỏe mạnh và thông minh, sinh mổ ít đau, thậm chí được chọn giờ để chào đón con yêu, nhưng việc sinh bằng đường nào tùy thuộc sức khỏe của bạn và chỉ định của bác sĩ. Dù sinh thường hay sinh mổ, cũng có những nỗi đau không ai thấu.
Đau khớp háng.
Đó là bởi vì trong quá trình sinh, tử cung phải co bóp mạnh, thêm vào đó là khung chậu phải giãn hết mức để đảm bảo thai nhi ra ngoài một cách an toàn nhất, việc giãn tử cung và khung chậu có thể trở nên quá mức. Điều này có nghĩa là có khả năng khung chậu không thể quay lại hình dạng cũ hoặc mất nhiều thời gian để hồi phục, cảm giác đau vùng khớp háng và đi lại khó khăn là điều khó tránh khỏi.
Các bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ sau sinh như viêm tử cung, viêm vòi trứng và ống dẫn trứng, đau rát bộ phận sinh dục trong quá trình sinh nở.
Là những cơ đau của vết rạn mổ sau sinh, là đau khi trái gió trở trời, tất cả những điều này bạn phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng.
7. Những vấn đề với trẻ sơ sinh
Bạn phải đối mặt với điều không kém khó khăn, đó là việc làm quen, chăm sóc với một em bé sơ sinh không phải là điều dễ dàng. Có những lúc cái khóc đêm, bạn phải chăm bẵm khiến người bạn cứ vật vờ vì thiếu ngủ.
Mẹ bỉm sữa mà, nên lúc nào người bạn cũng sẽ nồng nặc mùi sữa, đi đâu cũng nghe mùi sữa, bạn xoay quanh với việc cho con bú và chăm con ngủ, công việc xoay quanh trong thời gian ở cữ.
Là những lúc con bệnh, con tiêu chảy, con táo bón, con bị sặc sữa, nấc cụt, người này bảo bạn thế này, người kia chỉ cách thế nọ khiến bạn bị hoang mang trong các phương pháp. Nên tốt nhất, hãy nghiên cứu và chuẩn bị thật kỹ, những tình huống này chắc chắn sẽ gặp phải sau khi sinh con.
Hành trình làm mẹ thật sự rất thiêng liêng và đáng trân trọng, con cái là những thiên thần mà chúng ta được ban tặng, những khó khăn trên đây không hề mới mẻ, xa lạ gì đối với các bà, các mẹ của chúng ta,kể ra để phần nào giúp mọi người đặc biệt là những anh chồng của chúng ta, hiểu được nỗi niềm của những người vợ mang bầu, sinh con cực khổ như thế nào. Tôi tin rằng tình yêu thương vô điều kiện sẽ giúp các bà mẹ bầu , những người mẹ vượt qua được những thử thách đó.
Cuối cùng, nếu có phản hồi hay kinh nghiệm gì về chủ đề nêu trên, bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới. Cảm ơn đã theo dõi bài viết ! Cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn.