Khi mang thai tuần 18 sẽ có nhiều điều thú vị đang diễn ra. Đặc biệt nhất là bé đã có thể nghe được âm thanh xung quanh và giọng nói của mẹ! Ngoài ra, việc tử cung càng phát triển sẽ gây ra một vấn đề khiến mẹ thường xuyên than thở. Đó chính là chứng đau lưng. Từ tuần thứ 18 của thai kỳ, do trọng tâm cơ thể có sự thay đổi, Mẹ sẽ có dáng đi hơi khác một chút so với bình thường để thích nghi với chiếc bụng bầu ngày một lớn dần lên. Hãy chú ý tư thế đi lại của Mẹ và cố gắng đừng khom lưng. Mẹ cũng nên sắp xếp công việc hợp lý, dành thời gian cho việc ăn uống và nghỉ ngơi điều độ để đảm bảo sức khoẻ mẹ bầu nhé!
Mục lục
Con yêu phát triển như thế nào khi mẹ mang thai tuần 18?
Em bé giờ đây dài khoảng 16 cm và nặng khoảng 160 gram.
Một lớp bảo vệ được gọi là myelin đang bắt đầu hình thành xung quanh dây thần kinh của bé. Lớp phủ này sẽ tiếp tục hình thành cho đến khi bé chào đời.
Khi mang thai tuần 18, các xương trong cơ thể bé đã bắt đầu cứng lại. Đây được gọi là quá trình hóa thạch. Xương chân, xương đòn và xương bên trong tai là một trong những xương xuất hiện đầu tiên.
Đặc biệt, xương ở tai trong bây giờ đã phát triển đủ để hoạt động cùng với sự liên kết của thần kinh, bé có thể nghe thấy âm thanh. Bé giờ đây đã có thể nghe được tiếng tim đập và tiếng nhu động ruột của mẹ. Bé thậm chí có thể trở nên giật mình bởi những tiếng động lớn!
Trong bụng mẹ, con đang bận rộn với một trò chơi mới, đó là gập chân và tay. Mẹ sẽ cảm nhận rõ hơn những chuyển động này trong thời gian tới. Xuyên qua làn da còn trong suốt, những mạch máu của con dễ dàng được nhìn thấy. Đa số các bé ở tuần thai này đã máy và mẹ có thể cảm nhận được khá rõ hơn ở tuần thai thứ 16.
Kế hoạch khi mang thai 18 tuần?
Nếu như theo kế hoạch thai nghén, bạn sẽ có buổi tái khám thứ 3 trong khoảng từ 18 đến 22 tuần.
3.1. Siêu âm hình thái thai nhi
Ở lần khám thai này, bác sĩ sẽ tập trung vào việc theo dõi sự tăng trưởng của bé và xem có vấn đề gì với sức khỏe của của mẹ hay không.
Một số thao tác kiểm tra sức khỏe thông thường như cân nặng, chiều cao, huyết áp. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể hỏi về sự cảm nhận của mẹ với thai nhi trong bụng.
Một đặc điểm quan trọng trong lần khám thai này đó chính là mẹ sẽ biết được giới tính của bé qua siêu âm.
Trong quá trình siêu âm, bác sĩ cũng sẽ đánh giá tổng thể hình thái, lượng nước ối và đo nhịp tim của bé.
3.2. Xét nghiệm Triple test
Mẹ sẽ cần làm xét nghiệm được gọi là triple test trong khoảng 18 – 22 tuần thai kỳ. Tuy nhiên, nếu mẹ khám thai đầy đủ, từng làm double test và đo độ mờ da gáy trong khoảng tuần 11 – 14 thai kỳ, việc làm xét nghiệm triple test là không cần thiết.
Ở xét nghiệm tripple test, bác sĩ sẽ lấy một ít máuu từ vein tay của mẹ đã đo 3 thông số, bao gồm:
- Alpha-fetoprotein (AFP): Một loại protein được tạo ra từ gan bé đi vào máu.
- Nội tiết tố hCG: Được tạo ra bởi nhau thai.
- Estriol: Được tạo ra bởi nhau thai và gan của bé.
Lưu ý, xét nghiệm Triple test không khẳng định mà chỉ cho biết thai hiện tại có nguy cơ bị rối loạn di truyền nhiễm sắc thể hay không. Nếu xét nghiệm có nguy cơ cao, không có nghĩa bé có rối loạn nhiễm sắc thể. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ cân nhắc có cần phải làm thêm các xét nghiệm khác nữa không.
Mẹ bầu mang thai tuần thứ 18 có những thay đổi gì?
Mẹ nghĩ là mình đã rất nặng nề rồi? Chưa đâu mẹ ơi, những tuần tới đây mẹ sẽ còn tăng cân nhanh hơn nữa đấy.
Kết quả là những cơn đau tức ở vùng bụng dưới hoặc những cơn đau nhói ngắn sẽ thỉnh thoảng xuất hiện ở một hoặc hai bên hông nhất là khi mẹ đổi tư thế hoặc sau một ngày vận động nhiều. Đây có thể là hiện tượng đau dây chằng nâng đỡ tử cung do sự phát triển của con yêu , do dây chằng bị kéo giãn để thích ứng với trọng lượng tăng lên của bé. Không có gì đáng lo ngại, nhưng nếu cơn đau tiếp tục kéo dài ngay cả khi mẹ đang nghỉ ngơi, hãy đến gặp bác sĩ.
Mẹ cũng có thể nhận thấy lòng bàn tay trở nên đỏ hơn. Bạn không phải lo lắng vì đó là do lượng estrogen tăng. Mẹ cũng có thể có các vệt da tối màu gây ra bởi một sự gia tăng sắc tố tạm thời. Khi các vệt tối xuất hiện trên môi trên, má và trán, chúng được gọi là chloasma.
Mẹ có thể nhận thấy nhũ hoa, vết tàn nhang, vết sẹo, nách, bên trong đùi và âm hộ đều có thể trở nên thâm hơn. Một vệt tối màu kéo dài từ rốn đến xương mu đã xuất hiện như thể chia bụng mẹ ra làm đôi vậy. Đừng quá lo buồn, mẹ nhé, những mảng tối màu có thể nhạt dần trong thời ngắn sau khi sinh.
Trong lúc này, cần tránh ánh nắng mặt trời làm tăng sự thay đổi sắc tố da. Mẹ nên mặc áo khoác, đội mũ rộng vành và sử dụng kem chống nắng khi bạn ra ngoài. Bạn cũng có thể trang điểm nhẹ để che đi các đốm trên da mặt.
Mách nhỏ từ mẹ có kinh nghiệm: Để giảm đau cơ, hãy thử massage nhẹ nhàng vùng cơ bụng hoặc chườm ấm khi đau.
Cuối cùng, nếu có phản hồi hay kinh nghiệm gì về chủ đề nêu trên, bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới. Cảm ơn đã theo dõi bài viết ! Cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn.