Thời điểm mang thai là lúc mà mẹ bầu nhạy cảm với những chứng bệnh không hẹn mà tới, hệ miễn dịch lúc này đang dần yếu đi, dễ dàng bị virus tấn công , nhất là trong thời tiết chuyển . Vì sao hệ miễn dịch của mẹ bầu lại suy yếu hơn và cách để tăng đề kháng cho mẹ bầu, hãy cùng viconyeu tìm hiểu trong bài viết sau nhé.
Mục lục
Hệ miễn dịch là gì?
Hệ miễn dịch rất cần thiết cho sự sống của con người, đó là hệ thống bảo vệ của cơ thể để bảo vệ và chống lại bệnh tật. Khi hoạt động bình thường thì hệ miễn dịch phân biệt được đâu là virus gây bệnh , ký sinh trùng và những mô khỏe mạnh của cơ thể.
Hệ thống miễn dịch có mặt ở khắp cơ thể với sự tham gia của nhiều loại tế bào, cơ quan và mô giúp nhận diện và tiêu diệt các tế bào ngoại lai đồng thời xử lý các tế bào chết hoặc bị lỗi.
Hệ thống miễn dịch ở mỗi người đều khác nhau, hệ thống này mạnh hơn ở cơ thể của người trưởng thành, khỏe mạnh
Hệ miễn dịch có vai trò quan trọng với phụ nữ mang thai
Với 50% chất liệu di truyền nhận được từ cha, nguy cơ bị đào thải của bào thai bởi hệ thống miễn dịch của người mẹ cũng tương tự như nguy cơ bị đào thải của tạng ghép. Tuy nhiên, tự nhiên làm giảm nguy cơ này bằng cách thay đổi hệ thống miễn dịch của người mẹ. Bằng chứng cho thấy rằng hệ thống miễn dịch của mẹ có thể dung nạp kháng nguyên của thai nhi bằng cách tự ức chế miễn dịch.
Khi hợp tử dần hình thành trong cơ thể người mẹ, thì tại đây, hệ miễn dịch của mẹ phải kìm nén trong thai kỳ để ngăn không cho cơ thể từ chối thai nhi. Tại vị trí cấy ghép phôi vào tử cung người mẹ, các nhà nghiên cứu thấy có sự hiện diện của một loạt tế bào miễn dịch. Những tế bào này đang ơhair làm việc để chống lại các tế bào phôi lạ mặt tấn công vào cơ thể, tế bào phôi thì cố gắng để không cho phản ứng miễn dịch xảy ra. Quá trình này diễn ra suốt hành trình mang thai của người mẹ, nếu quá trình cấy ghép phôi vào tử cung không thành thì phụ nữ sẽ bị sẩy thai hoặc sinh non.
Hệ miễn dịch của mẹ suy giảm trong thời kỳ mang thai
Tế bào miễn dịch sẽ xâm nhập vào lớp niêm mạc tử cung, để phôi thai phát triển, việc này sẽ dẫn đến tình trạng viêm giống như quá trình làm lành vết thương, nếu quá trình viêm không diễn ra thì không thể cấy ghép phôi thai thành công được.
Môi trường chống viêm sẽ diễn ra trong 12 tuần đầu của thai kỳ. 15 tuần kế tiếp là giai đoạn phôi thai phát triển nhanh chóng. Lúc này, các tế bào và phân tử chống viêm sẽ chiếm ưu thế.
Sự thay đổi miễn dịch trong thai kỳ có thể giải thích tình trạng tăng mẫn cảm đối với một số mầm bệnh, bao gồm siêu vi trùng, vi khuẩn và ký sinh trùng.
Biểu hiện khi hệ miễn dịch bị suy yếu
Nhiễm trùng: Bà bầu dễ bị nhiều loại vi khuẩn, vi rút tấn công
Viêm khớp dạng thấp (RA) và lupus ban đỏ: Nếu bạn bị 2 chứng bệnh này thì khi mang thai, bệnh rất dễ bùng phát do hệ miễn dịch suy yếu
Dễ bị viêm: mẹ bầu dễ bị nhiêm nhiễm khi hệ miễn dịch suy yếu
Tăng huyết áp: Hệ miễn dịch có thể phản ứng với các kích thích và gây tăng huyết áp
Cảm lạnh và cúm: Hệ miễn dịch bị suy yếu trong thời gian mang thai khiến cơ thể mẹ bầu khó có thể chống lại các bệnh thông thường như cảm lạnh, cảm cúm
Hiểu đúng về hệ miễn dịch trong quá trình mang thai là điều hết sức quan trọng với các mẹ bầu. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích trong quá trình mang thai của các chị em /
Cuối cùng, nếu có phản hồi hay kinh nghiệm gì về chủ đề nêu trên, bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới. Cảm ơn đã theo dõi bài viết ! Cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn.