Dây rốn là nguồn sống của thai nhi trong suốt thời kỳ mang thai của mẹ, thông qua đó con yêu nhận những chất dinh dưỡng của mẹ để phát triển trong bào thai. Sau khi sinh thì dây rốn sẽ sẽ không cần thiết nữa và trong vòng vài phút đầu sau khi sinh dây rốn được kẹp và cắt. Khi trẻ về nhà, dây rốn bắt đầu khô và rụng dần trong khoản 2 tuần.
Mục lục
Chức năng chính của dây rốn
Là sợi dây gắn kết giữa thai nhi và mẹ, dây rốn kéo dài từ một lỗ mở trong dạ dày của thai nhi cho đến nhau thai trong bụng mẹ với chiều dài trung bình khoảng 50 cm.
Dây rốn được tạo thành từ đâu?
Dây rốn mang oxy và chất dinh dưỡng từ nhau thai vào máu của thai nhi.
01 tĩnh mạch mang máu giàu oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ đến thai nhi qua nhau thai
02 động mạch mang máu và các sản phẩm thải, như carbon dioxide từ thai nhi trở lại nhau thai
Những mạch máu này được bao bọc và bảo vệ bởi bởi một lớp sáp được gọi là thạch Wharton. Đến cuối thai kỳ, nhau thai truyền kháng thể từ mẹ đến thai nhi qua dây rốn. Những kháng thể này cung cấp cho bé khả năng miễn dịch một số bệnh nhiễm trùng trong khoảng 3 tháng sau khi sinh. Tuy nhiên, dây rốn chỉ truyền được các kháng thể mà mẹ đã có.
Quá trình rụng cuống rốn của trẻ sơ sinh
Ngay sau khi trẻ chào đời, nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sẽ:
- Kẹp dây rốn khoảng 3 đến 4cm tính từ rốn của bé bằng kẹp nhựa
- Đặt một cái kẹp khác ở đầu kia của dây rốn, gần về phía nhau thai
- Sau đó, dây rốn sẽ được cắt giữa hai kẹp, để lại một gốc dài khoảng 2 đến 3cm trên bụng của bé. Bình thường nữ hộ sinh sẽ cắt dây hoặc sản phụ hoặc bạn đời của sản phụ có thể thực hiện điều này.
Do dây rốn không có dây thần kinh nên khi cắt thì sẽ không gây đau đớn cho sản phụ hoặc em bé.
Điều gì xảy ra khi cuống rốn rụng?
Sau khi cuống rốn rụng, ở một số trẻ em, có thể xuất hiện giọt máu, đây là hiện tượng hết sức bình thường nên ba mẹ không nên lo lắng quá. Tuy nhiên, sau khi rốn rụng mà thấy có nhiều máu thì hãy gọi bác sĩ lập tức.
Có một số trẻ sau 3 tuần vẫn chưa thấy cuống rốn rụng thì ba mẹ hãy kiên nhẫn chờ đợi, luôn giữ gìn phần cuống rốn khô ráo và sạch sẽ. Nếu từ 5-6 tuần mà cuống rốn vẫn không rụng, trẻ có dấu hiệu bị sốt hoặc nhiễm trung thì nên đưa đến bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
Cách chăm sóc rốn cho con yêu
Trong những lúc thay tả, tắm rửa cho bé, ba mẹ cần lưu ý tránh làm ngập cuống rốn, luôn phải để cuống rốn của bé được khô ráo, thoáng mát. Không dùng phấn rôm hay bất cứ sản phẩm nảo khác để làm cuống rốn khô, vì có thể khiến cuống rốn viêm và thành u hạt. Phải làm sạch liên tục một cách cẩn thận phần cuống rốn của bé.
Trên đây là thông tin về rốn của trẻ sơ sinh ba mẹ của bé nên nắm, hi vọng sẽ giúp ích trong việc chăm sóc con của các bạn.
Cuối cùng, nếu có phản hồi hay kinh nghiệm gì về chủ đề nêu trên, bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới. Cảm ơn đã theo dõi bài viết ! Cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn.