Con yêu ở trong bụng mẹ tới nay đã 23 tuần rồi, cảm giác tình mẫu tử càng ngày càng gắn kết bền chặt hơn, lúc này mẹ bầu đã cảm nhận rất rõ sự tròn trịa của mình, những cú đạp của bé cũng bắt đầu mạnh hơn. Dần dần các cơ quan của bé cũng bắt đầu hoàn thiện , hãy cùng viconyeu tìm hiểu sự phát triển của con yêu và mẹ bầu trong tuần thứ 23 này nhé
Mục lục
Sự thay đổi của thai nhi
Hình thể
Khi được 23 tuần, bé dài khoảng 19 – 20cm tính từ đầu đến chóp mông, khoảng bằng chiều dài của một củ cà rốt, và nặng khoảng 450g. Xúc giác và vị giác của bé phát triển đáng kể trong tuần này.
Não bộ và các mút thần kinh đủ trưởng thành để xử lý cảm nhận về cảm giác.
Cơ quan sinh dục của bé tiếp tục phát triển. Ở bé trai, hai tinh hoàn bắt đầu hiện ra. Ở bé gái, buồng trứng và dạ con giờ đã định hình và âm đạo phát triển. Trong buồng trứng của bé gái có tất cả lượng trứng cần cho chức năng sinh sản sau này.
Khi mang thai được 22 tuần, bề mặt não bé – trước đó bằng phẳng – bắt đầu phát triển các nếp gấp. Việc hình thành các nếp gấp trong não sẽ tiếp tục cho đến tuần thứ 34 của thai kỳ, khi não của bé có đủ diện tích bề mặt cho các tế bào não.
Bé tiếp tục nghe được các âm thanh từ thế giới bên ngoài.
Hệ hô hấp
Hình thái phổi
Trong vài tuần tới, phổi của bé phát triển nhanh chóng. Mục đích nhằm để bé thích nghi với cuộc sống bên ngoài. Tới thời điểm hiện tại, phổi thai nhi đã hình thành nhiều đơn vị nhỏ. Mỗi chồi phổi sẽ phát triển thành một bộ phận hô hấp độc lập bao gồm phế quản và các mao mạch máu. Tuy hình thái đã có nhưng phổi bé vẫn chưa thực hiện được chức năng. Thai nhi được bao bọc bởi nước ối và phổi của bé cũng chứa đầy nước. Quá trình trao đổi oxy và CO2 trong cơ thể sẽ thông qua nhau thai và dây rốn kết nối giữa mẹ và bé.
Surfactant
Thai nhi tuần 23 bắt đầu hình thành một chất quan trọng trong phổi. Đó là surfactant – một chất giúp phổi nở ra để hít đầy không khí ngay khi bé lọt lòng. Những túi khí nhỏ trong phổi nhờ vậy mới được nở để có thể truyền dẫn khí oxy đến những mạch máu xung quanh. Chỉ đến tháng thứ 9, surfactant mới được sản xuất đủ để giúp phổi trưởng thành. Do đó, nếu người mẹ chuyển dạ sớm, bé không có đủ surfactant. Hệ quả, bé có nguy cơ xẹp phổi. Steroid sẽ được tiêm để hỗ trợ cung cấp chất surfactant cho bé.
Tập thở
Mặc dù khi nằm trong bụng mẹ, bé không chính thức thở. Nhưng, đôi lúc mẹ vẫn cảm thấy những chuyển động nhẹ như bé đang thở. Thực ra, là bé đang tập thở. Ở tuần 23, hiện tượng này xuất hiện thoáng qua nhẹ nhàng. Đến những tháng cuối thai kì, mẹ mới nhận thấy hiện tượng này rõ rệt hơn. Trong quá trình tập thở sẽ làm nước ối đi vào – đi ra khỏi phổi.
Hệ thần kinh
Khi mang thai được 23 tuần, bề mặt não bé – trước đó bằng phẳng – bắt đầu phát triển các nếp gấp. Việc hình thành các nếp gấp trong não sẽ tiếp tục cho đến tuần thứ 34 của thai kỳ, khi não của bé có đủ diện tích bề mặt cho các tế bào não. Ngũ quan của thai nhi 23 tuần tuổi bắt đầu hoàn thiện và trở nên nhạy bén hơn bao giờ hết. Đặc biệt là thính giác. Lúc này bé đã có thể nghe thấy rõ những âm thanh phía bên ngoài bụng mẹ.
Hệ tim mạch
Bạn có thể nghe thấy tiếng tim bé bỏng qua ống nghe sản khoa. Trung bình, em bé sẽ có nhịp tim nhanh gấp đôi mẹ. Bạn sẽ có cảm giác vô cùng an tâm khi lắng nghe nhịp đập liên hồi đó. Một khi cảm nhận được điều này, ắt hẳn mẹ có thể nghe cả ngày không biết chán. Càng lúc, mẹ sẽ càng thấy gắn bó mạnh mẽ với bé yêu của mình.
Thay đổi của mẹ
Vào tuần thứ 23 của thai kỳ, hầu hết các phụ nữ mang thai tăng trung bình khoảng 450g/tuần. Vào cuối thai kỳ, Mẹ có thể tăng cân khoảng 11 -16 kg hoặc nhiều hơn. Đau lưng có thể tiếp diễn trong tuần thứ 23 của thai kỳ. Xương sống dưới tiếp tục cong ra phía sau để giữ thăng bằng trong khi vẫn chịu được sức nặng của bé đang lớn. Hơi thiếu thăng bằng, đây là một triệu chứng bình thường của thai kỳ khi bé đang lớn nhanh. Khi mang thai đến tuần thứ 23, tâm trọng lực để giữ thăng bằng của Mẹ không những bị lệch mà các hoócmôn làm mềm các khớp xương và dây chằng có thể khiến Mẹ gặp khó khăn.
Lượng dịch âm đạo tiếp tục tăng, có màu trắng và lỏng – đây là hiện tượng bình thường. Nếu Mẹ bị ra máu âm đạo hoặc có sự bất thường dịch âm đạo, nên đi khám bác sĩ.
Mẹ cần làm gì khi mang thai tuần 23?
Siêu âm hình thái học thai nhi
Trong tháng thứ 6 của thai kì, mẹ nên siêu âm thai ít nhất một lần. Mục đích của lần siêu âm này bao gồm:
- Đánh giá thông số sinh học thai nhi:
Đường kính lưỡng đỉnh (BPD)
Vòng đầu (HC)
Chiều dài xương cánh tay (HUM)
Chiều dài xương đùi (FL)
Vòng bụng (AC)
- Đánh giá chi tiết cấu trúc thai nhi
- Khảo sát phần phụ thai nhi gồm bánh nhau,dây rốn, thể tích nước ối
- Đánh giá chiều dài và hình dạng cổ tử cung.
Tham dự lớp giáo dục tiền sản
Mẹ không còn nhiều thời gian nữa. Chẳng mấy chốc em bé sẽ chào đời và mẹ sẽ trở nên cực kì bận rộn. Chính vì vậy, dự các lớp học tiền sản ngay từ bây giờ là cần thiết để trang bị nhiều kiến thức bổ ích cho cả mẹ và bé
Chẳng hạn, mẹ sẽ được học về bài học dinh dưỡng thai kì, chu trình khám thai, lợi ích của uôi con bằng sữa mẹ…
Mẹ cũng sẽ hiểu được những vấn đề thường gặp khi chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi. Ví dụ như cách tắm bé sơ sinh, lịch tiêm chủng, xử trí khi trẻ sốt, sặc sữa, ói…
Lớp tiền sản cũng là cơ hội để mẹ được các bác sĩ, nữ hộ sinh kinh nghiệm trực tiếp giải đáp mọi thắc mắc về lĩnh vực sản phụ khoa, nhi sơ sinh. Từ đó, mẹ cũng sẽ có nhiều thông tin về các dịch vụ sinh sản như kĩ thuật đẻ không đau, dịch vụ chăm sóc tại nhà cho mẹ và bé, phòng sanh gia đình…
Chỉ tầm 4 tháng nữa là mẹ có thể gặp mặt thiên thần nhỏ của mình rồi. Kể từ đây, càng lúc mẹ sẽ càng có nhiều việc để chuẩn bị hơn đó. Bước sang tuần 24, mẹ phải lưu tâm về vấn đề đái tháo đường kì. Nhớ đón xem nhé!
Cuối cùng, nếu có phản hồi hay kinh nghiệm gì về chủ đề nêu trên, bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới. Cảm ơn đã theo dõi bài viết ! Cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn.