Mẹ bầu và em bé đã đi được quãng đường dài 23 tuần, bây giờ đang bước vào tuần thứ 24, đây là giai đoạn gần cuối của thai kỳ, lúc nào có nhiều sự thay đổi trên cơ thể người mẹ và thai nhi. Hãy cùng viconyeu tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Sự thay đổi của thai nhi
Ở tuần thứ 24 của thai kỳ, con yêu có chiều dài khoảng 34cm bằng chiều dài của trái bắp (ngô), nặng tầm 680gram. Làn da của bé bắt đầu dần căng ra, vì cơ thể bé lúc này đang bắt đầu tích mở và ngày càng có hình dáng của em bé sơ sinh, bé đã lớn hơn nhiều trông thấy. Bé cũng mọc tóc nhiều hơn, nếu nhìn thấy được, mẹ có thể xác định được màu sắc và dạng tóc.
Đây là thời điểm não bộ của bé phát triển nhanh chóng. Vị giác cũng đang hình thành và phổi ngày càng phát triển và phức tạp hơn.
Các nhánh chính của phổi đang bắt đầu hình thành cũng như các tế bào đặc biệt sẽ tạo ra chất hoạt động bề mặt hay còn gọi là surfactant, đây là chất cần thiết cho phế nang dễ dàng phồng lên.
Những đứa trẻ được sinh ra sớm thường khó thở vì những tế bào này không có đủ thời gian để phát triển hoặc tạo ra không đủ chất hoạt động bề mặt cần thiết.
Chất giảm hoạt bề mặt ở phổi của bào thai xuất hiện tương đối vào tuần thứ 20. Nó phủ vách trong của phế nang và có trong nước ối vào tuần thứ 28-36). Những em bé sinh non thường bị khó thở vì thiếu chất này.
Lông mày, lông mi và tóc của thai nhi 24 tuần tuổi chưa có bất kỳ sắc tố nào.
Nếu lúc này bạn tiếp xúc hoặc cọ xát vào bụng của bạn , hoặc nói chuyện với con yêu, thì lúc này bé cũng đã có thể phản xạ lại những dấu hiệu đó bằng cách đạp nhẹ.
Hầu hết thai nhi dành khoảng 95% thời gian ngủ trong tử cung và các bé dần có một mô hình ngủ-thức rõ ràng trong bụng bạn.
Các mô mỡ tiếp tục được bồi đắp dưới da, đó là lí do bạn cảm thấy dường như tăng cân nhanh hơn so với giai đoạn trước.
Sự thay đổi của mẹ bầu như thế nào?
Có một số mẹ thường ngại hoặc chưa quen với việc phải mang một bụng bầu bự để đi lại, nhưng điều này hết sức là bình thường khi trong mình đang mang một hình hài bé nhỏ của con yêu.
Đây là giai đoạn quan trọng của mẹ bầu, hầu hết các sản phụ đều được chỉ định kiểm tra sàng lọc glucose để phát hiện tiểu đường thai kỳ, một trong những bệnh lý mà mẹ bầu hay gặp phải trong quá trình mang thai.
Bệnh tiểu đường thai kỳ là đái tháo đường thai kỳ là tình trạng liên quan đến tăng glucose máu của mẹ với mức độ thấp hơn đái tháo đường mang thai (đái tháo đường rõ) và làm tăng nguy cơ các kết cục sản khoa bất lợi. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:
Nguyên nhân gây ra có thể là do hormone nhau thai sản suất nhằm giúp thai nhi phát triển, tuy nhiên, các hormone này cũng có thể ngăn chặn insulin thực hiện chức năng của nó. Khi cơ thể mẹ bầu không thể tạo ra đủ insulin, đường trong máu vẫn ở yên tại chỗ, lượng đường này không được chuyển hóa thành năng lượng tế bào, trở thành dư thừa và kháng insulin.
Trong những tháng này cơ thể người mẹ sẽ sản xuất lượng máu và chất lỏng nhiều hơn 25% so với bình thường nhằm giúp nuôi dưỡng thai nhi. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây phù nề ở phụ nữ mang thai. Những ngón tay và mắt cá chân của mình bị sưng phù lên vào mỗi cuối ngày.
Hiện tượng táo bón cũng xuất hiện thường xuyên hơn, bạn nên uống nhiều nước, ăn nhiều thức ăn có nhiều chất xơ, và cố gắng tập thể dục hàng ngày.
Giảm huyết áp ở thời điểm này cũng có thể xảy ra, nên bạn phải hết sức cẩn thận mỗi khi đứng lên, hoặc lúc nằm xuống, hết sức nhẹ nhàng.
Mẹ bầu hãy cứ yên tâm, vì đây là những triệu chứng hết sức bình thường ở phụ nữ mang thai, tinh thần càng thoải mái, cơ thể khỏe khoắn thì thai nhi cũng khỏe mạnh, phát triển để chờ ngày được gặp gia đình nhỏ bé.
Cuối cùng, nếu có phản hồi hay kinh nghiệm gì về chủ đề nêu trên, bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới. Cảm ơn đã theo dõi bài viết ! Cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn.