Để chuẩn bị trước khi mang thai, các chị em có rất nhiều thứ để chuẩn bị, một trong những điều quan trọng đó là tiêm phòng vắc-xin trước khi mang thai. Vậy đó là những loại vắc-xin nào, công dụng của nó ra sao, hãy cùng viconyeu tìm hiểu nhé:
Mục lục
1. Tại sao cần tiêm phòng trước khi mang thai
Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của người mẹ sẽ hoạt động kém hơn bình thường nên nguy cơ nhiễm bệnh của cũng vì vậy mà tăng lên. Trong thời gian này, nếu không may người mẹ mắc bệnh, thì sẽ rất khó điều trị thậm chí còn ảnh hưởng đến thai nhi. Chính vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo:tiêm phòng vắc-xin trước khi mang thai và trong khi mang thai là 1 trong những biện pháp hữu hiệu nhằm tránh rủi ro cho mẹ và bé trong hành trình kỳ diệu của mẹ và bé. Trên thực tế, thực hiện dịch vụ tiêm vắc xin cho mẹ bầu không phải là yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn khuyến khích phụ nữ quan tâm tới vấn đề này.
2. Những loại vắc-xin tiêm phòng trước khi mang thai
Vắc-xin cúm
Cúm là bệnh viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp gây nên bởi virus cúm, dễ lây truyền thành dịch. bệnh này tuy không gây biến chứng nguy hiểm cho bà bầu nhưng lại có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, đặc biệt nếu mẹ bầu bị cảm cúm trong 3 tháng đầu mang thai.Với người bình thường, tiêm vắc xin cúm hằng năm là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng căn bệnh phổ biến này.
Vắc-xin 3 trong 1: Sởi-Quai bị-Rubella
Sởi- Quai bị -Rubella đều là những căn bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp nếu không được chủng ngừa bằng vắc xin trước đó. Đặc biệt là trong lúc mang thai, hệ thống miễn dịch của bà mẹ rất yếu.Nếu trong quá trình mang thai, người mẹ không may mắc phải những bệnh này, thì em bé có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh rất cao.
Hiện nay đã có vắc xin kết hợp giúp phòng ngừa cùng lúc 3 bệnh này. Vắc xin MMR II là phổ biến nhất. Nến tiêm phòng vắc-xin trước khi mang thai ít nhất 3 tháng, khi đó cơ thể có đủ thời gian để sản sinh ra kháng thể, vừa không ảnh hưởng đến thai nhi trong những ngày đầu mang thai. Đặc biệt chú ý là vắc xin-MMRII không được tiêm ở phụ nữ biết mình có thai.
Vắc-xin thủy đậu
Bệnh thủy đậu do virus Varicella Zoster thuộc họ Herpesviridae gây ra. Theo khảo sát thì bệnh thường gặp vào mùa đông – xuân, thời gian ủ bệnh trung bình từ 14 – 16 ngày. Bệnh lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp (ho, hắt hơi, nói chuyện,…) khi người lành tiếp xúc với người bệnh. Ngoài ra,bệnh thủy đậu còn có thể lây truyền gián tiếp khi người khỏe mạnh tiếp xúc với các đồ dùng sinh hoạt của bệnh nhân như ga trải giường, khăn mặt, quần áo. Phụ nữ mang thai khi bị thủy đậu, dễ gặp biến chứng cho thai nhi và các biến chứng nguy hiểm khác.
Nếu bạn là người đã từng mắc bệnh thủy đậu, có xác định của bác sĩ hoặc cở y tế thì cơ thể đã tự sản sinh ra miễn dịch đối với bệnh này,việc tiêm phòng là không cần thiết. Còn nếu bạn có những biểu hiện như mụn nước, và tự phỏng đoán đó là thủy đậu, không thăm khám, không có chứng nhận của cơ sở y tế, thì hãy tiêm phòng cẩn thận tránh những hậu quả xấu về sauDù là loại bệnh nhẹ, lành tính, nhưng vẫn có những trường hợp bị thủy đậu gặp biến chứng, nhất là đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, phụ nữ đang mang thai, trẻ mắc các bệnh suy. Chủ động phòng ngừa thủy đậu là lựa chọn tốt nhất để ngăn chặn những biến chứng khó lường của căn bệnh này. Cho đến nay, biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất vẫn là tiêm phòng vắc-xin thủy đậu
Vắc-xin viêm gan B
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm thường hay gặp phải ở Việt Nam. Đây là loại bệnh dễ dàng lây từ mẹ sang con. Trước khi tiêm vắc-xin viêm gan B thì bạn nên thực hiện xét nghiệm để xác định có bị nhiễm virus hay không. Nếu kết quả dương tính thì việc tiêm phòng không có giá trị.
Tiêm viêm gan B sau bao lâu thì có thai là thắc mắc của rất nhiều người, theo đó, việc vắc-xin tiêm phòng trước đây được khuyến cáo là tiêm trước khi sinh ít nhất 3 tháng để an toàn cho thai nhi. Nhưng hiện nay, nhiều nghiên cứu cho thấy có nhiều loại vắc-xin có thể tiêm phòng trước khi mang thai 1 tháng là đủ an toàn cho cả mẹ và bé.
Nếu không kịp tiêm phòng trước mang thai thì có tiêm phòng trong thời kỳ mang thai được không?
- Hầu hết các vắc xin dạng virus còn sống, chỉ bị làm yếu đi thì bác sĩ đều khuyên nên tiêm trước khi mẹ mang thai ít nhất 1 tháng để tránh trường hợp xấu xảy ra là dù virus bị làm yếu đi vẫn gây bệnh cho mẹ. Bởi thế, những vắc xin được khuyến cáo nên tiêm trước khi mang thai không nên tiêm trong thời kỳ mang thai.
- Vắc xin tiêm phòng trong thời kỳ mang thai: Vắc xin ngừa uốn ván. Uốn ván có thể gây tử vong cho trẻ sơ sinh, do đó phụ nữ trong tuổi sinh sản cần được tiêm vắc xin ngừa uốn ván trước khi mang thai hoặc tuần thai 27 – 36.
Kết luận
- Việc đảm bảo tiêm phòng sởi, quai bị, Rubella trước khi mang thai là vô cùng quan trọng.
- Một số vắc xin phòng ngừa bệnh quan trọng khác, nếu không kịp tiêm trước mang thai thì có thể chủ động tiêm trong thời kỳ mang thai các loại vắc xin bất hoạt như vắc xin cúm, viêm gan B…
- Ngoài ra, vắc xin phòng uốn ván cho mẹ và trẻ sơ sinh nếu không tiêm có thể khiến trẻ tử vong với tỉ lệ 95% nhiễm bệnh. Do đó, bà mẹ mang thai lần đầu chưa được tiêm phòng vắc xin trong 5 năm gần nhất thì cần tiêm 2 mũi phòng bệnh, 1 mũi trong 3 tháng giữa thai kỳ, 1 mũi sau đó tối thiểu 1 tháng hoặc trước ngày sinh tối thiểu 1 tháng.
Cuối cùng, nếu có phản hồi hay kinh nghiệm gì về chủ đề nêu trên, bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới. Cảm ơn đã theo dõi bài viết ! Cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn.