Nhiều thông tin cho rằng, uống kháng sinh có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều đó là đúng.
Mục lục
- 1 Kháng sinh là gì?
- 2 Kháng sinh tác động như thế nào đối với khả năng sinh sản của nam và nữ
- 3 Uống kháng sinh có làm giảm khả năng thụ thai hay không?
- 4 Phụ nữ mang thai uống thuốc kháng sinh có thể gặp phải rủi ro gì?
- 5 Sử dụng kháng sinh lâu dài thì sẽ như thế nào?
- 6 Làm thế nào để hạn chế dùng kháng sinh
Kháng sinh là gì?
Kháng sinh còn được gọi là Trụ sinh là những chất được chiết xuất từ các vi sinh vật, nấm, được tổng hợp hoặc bán tổng hợp, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu.
Kháng sinh tác động như thế nào đối với khả năng sinh sản của nam và nữ
Đối với nữ giới
Nỗi lo của phụ nhiều phụ nữ là dùng nhiều kháng sinh có thể gây vô sinh. Nguyên nhân là do họ cho rằng thuốc kháng sinh có thể cản trở kinh nguyệt, rụng trứng hoặc thụ tinh, từ đó làm giảm cơ hội mang thai. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh kháng sinh tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với các hormone kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt, rụng trứng hoặc thụ thai.
Đối với nam giới
Phần lớn các nghiên cứu tập trung nhiều vào việc nghiên cứu tác động của kháng sinh đối với khả năng sinh sản của nam giới hơn là nữ giới. Các nghiên cứu cho thấy một số loại kháng sinh như tetracycline,penicilin , erythromycin có thể ảnh hưởng xấu đến tinh trùng và khả năng sản xuất “tinh binh”. Một số loại thuốc còn có thể làm giảm chất lượng tinh dịch.
Uống kháng sinh có làm giảm khả năng thụ thai hay không?
Đã có trường hợp ghi nhận rằng kháng sinh làm thay đổi thời gian rụng trứng và ảnh hưởng đến việc sản xuất chất nhầy cổ tử cung. Tuy nhiên, không có bằng chứng chứng minh điều này. Trên thực tế, nhiều khả năng tình trạng nhiễm trùng trong cơ thể mới là “thủ phạm” làm giảm khả năng thụ thai thành công chứ không phải là kháng sinh.
Ngược lại, uống kháng sinh còn có thể giúp bạn có thai bằng cách điều trị nhiễm trùng, một yếu tố cản trở quá trình thụ thai. Liệu pháp kháng sinh có thể giúp thiết lập lại sức khỏe của hệ thống sinh sản đã bị suy yếu do nhiễm vi khuẩn.
Phụ nữ mang thai uống thuốc kháng sinh có thể gặp phải rủi ro gì?
Sử dụng một số loại thuốc kháng sinh và thuốc điều trị cảm lạnh trong thai kỳ có thể gây ra một vài tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Thuốc kháng sinh như clindamycin và cephalosporin thường được coi là an toàn khi mang thai, nhưng các loại kháng sinh khác có thể có tác động tiêu cực đến thai kỳ. Uống kháng sinh mạnh trong thai kỳ có thể gây ra dị tật bẩm sinh hoặc nghiêm trọng hơn, bạn có thể phải chấm dứt thai kỳ. Do đó, nếu bị nhiễm trùng trong thời gian mang thai, bạn cần hỏi thật kỹ bác sĩ về các loại thuốc kháng sinh được dùng để điều trị nhằm đảm bảo an toàn.
Mỗi loại kháng sinh sẽ chứa các thành phần hoạt tính khác nhau và có thể ảnh hưởng đến phụ nữ theo nhiều cách khác nhau. Vì vậy, bạn không tự ý dùng kháng sinh khi bị bệnh, thay vào đó, hãy đi khám để tìm ra nguyên nhân và được kê thuốc phù hợp.
Sử dụng kháng sinh lâu dài thì sẽ như thế nào?
Dùng kháng sinh cũng có thể làm tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa. Sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột gây ra bởi kháng sinh làm tăng nguy cơ rối loạn tự miễn dịch và các rối loạn viêm, thậm chí dẫn đến rối loạn chuyển hóa, như đái tháo đường, béo phì và hội chứng chuyển hóa
Làm thế nào để hạn chế dùng kháng sinh
Kháng sinh là những thuốc chỉ có tác dụng với bệnh do vi khuẩn gây ra và không có hiệu quả với bệnh do nhiễm virus như cảm lạnh, ho, cúm. Vì vậy có vài điều bạn nên làm để hạn chế đề kháng kháng sinh là:
- Không dùng kháng sinh khi mắc bệnh do virus như cúm, cảm lạnh
- Không để dành kháng sinh cho lần ốm sau của bạn.
- Dùng đúng loại kháng sinh mà bác sĩ kê cho bạn. Không bỏ sót liều.
- Thực hiện đủ liệu trình đã được kê đơn dù cho bạn cảm thấy đã khỏe hơn. Nếu kết thúc điều trị sớm quá, một số vi khuẩn có thể sống sót và lại gây bệnh.Không dùng kháng sinh được kê đơn cho người khác. Kháng sinh này có thể không phù hợp với bệnh của bạn. Dùng sai thuốc có thể làm chậm trễ việc điều trị đúng và làm cho vi Nếu bác sĩ của bạn xác định rằng bạn không mắc bệnh nhiễm khuẩn, hãy hỏi cách làm giảm nhẹ các triệu chứng và đừng yêu cầu bác sĩ phải kê đơn kháng sinh cho bạn.
Cuối cùng, nếu có phản hồi hay kinh nghiệm gì về chủ đề nêu trên, bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới. Cảm ơn đã theo dõi bài viết ! Cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn.