Thật vui khi mẹ con mình đã đồng hành với nhau đến tuần thứ 19 rồi, mẹ đã nhận biết rất rõ một hình hài bé bỏng đang phát triển trong bụng mẹ.
Mục lục
Sự phát triển của con yêu
Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng thai nhi có thể nghe được giọng nói của mẹ vào giai đoạn này, vì vậy mà bố mẹ đừng ngại ngần đọc sách, nói chuyện với con, hay hát một giai điệu vui vẻ..
Thính giác của bé bây giờ được phát triển tốt hơn tuần trước. Bé đã có thể nghe được nhiều âm thanh khác nhau. Thậm chí, bé có thể nghe thấy tiếng của mẹ khi đang nói chuyện. Với bé, giọng nói của mẹ trở nên nổi bật nhất trong bất kỳ thứ tiếng nào mà con nghe!
Về kích thước, chiều dài của thai nhi khoảng 15,3cm tính từ đầu đến mông và nặng khoảng 240g, tương đương một quả xoài nhỏ. Cánh tay, chân và các bộ phận trên cơ thể của bé có kích thước tương xứng nhau.
Thời kì này thận của thai nhi tiếp tục tạo ra nước tiểu và trên da đầu tóc bắt đầu mọc. Một chất sáp phủ màu trắng còn gọi là chất gây (caseosa vernix) được hình thành trên da bé để bảo vệ da khi ngâm trong nước ối. Lúc bé con chào đời, nhiệt độ trong tử cung và môi trường bên ngoài chênh lệch nhiều. Lớp mỡ dưới da sẽ càng ngày càng dày lên, đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kỳ.
Mẹ bầu thay đổi như thế nào?
Cơ thể của Mẹ lúc này đang tich cực sản xuất thêm máu.
Hệ thống tuần hoàn của Mẹ mở rộng và duy trì áp huyết thấp hơn bình thường. Vì lý do đó, Mẹ đôi lúc bị xay xẩm, nôn nao, cảm giác muốn ói, có khi bị ngất nếu Mẹ đang nằm hay ngồi mà đứng lên quá nhanh.
Vào khoảng tuần 19 của thai kỳ, Mẹ có thể bị nghẹt mũi, chảy máu cam, nhức đầu, do lượng máu lưu chuyển nhiều hơn. Mẹ cũng có thể bị sưng đau hay chảy máu lợi răng.
Ở tuần thứ 19 của thai kỳ, dung tích phổi của Mẹ cũng tăng thêm, nhịp thở Mẹ có thể nhanh hơn và Mẹ có lúc thấy hụt hơi.
Bầu vú của Mẹ cũng to ra vào tuần thứ 19 của thai kỳ do các tuyến sữa tăng lên và lưu lượng máu tăng theo.
Mẹ bầu bị chuột rút
Chuột rút ở chân là tình trạng khá phổ biến trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ. Chúng thường xảy ra vào ban đêm và có thể làm mẹ thức giấc khi đang ngủ.
Nguyên nhân chính xác của chứng chuột rút ở chân vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc lưu thông máu ở chân bị chậm lại có liên quan đến tình trạng này. Việc lưu thông máu chậm là do tử cung to ra tạo áp lực lên tĩnh mạch ở chân mẹ.
Một số lời khuyên dành cho mẹ để giảm bớt sự khó chịu của tình trạng này
- Tập bài tập để kéo căng cơ bắp chân, đặc biệt là trước khi đi ngủ.
- Nếu mẹ bị chuột rút, hãy kéo căng cơ bị ảnh hưởng. Mẹ hãy thử duỗi thẳng đầu gối và nhẹ nhàng uốn cong bàn chân lên.
- Đi bộ trong lúc chuột rút cũng là một cách để hết nhanh chóng. Tuy ban đầu mẹ có thể thấy khó chịu, nhưng cơn chuột rút sẽ giảm đi nhanh chóng.
- Trường hợp mẹ hay đứng nhiều trong ngày, hãy cân nhắc mang vớ y khoa. Loại vớ này thường được sử dụng cho những người có dãn tĩnh mạch dưới chân. Vớ sẽ giúp mẹ lưu thông máu ở chân tốt hơn.
- Để ít tốn kém hơn, mẹ nên vận động thường xuyên. Tránh đứng hoặc ngồi lâu. Mẹ nên vận động đi lại hoặc đổi tư thế mỗi 1 – 2 tiếng/lần trong ngày.
- Thường xuyên mát xa bắp chân cũng là một cách giúp giảm và phòng ngừa chuột rút.
- Khi ngồi, mẹ có thể gác chân lên một chiếc ghế thấp để lưu thông máu tốt hơn.
- Nên tránh mang giày cao gót. Thay vào đó, giày đế bằng hoặc thấp sẽ tốt cho đôi chân của mẹ hơn.
- Ngoài ra, mẹ cần đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày. Thiếu nước cũng là một trong những nguyên nhân gây chuột rút. Mẹ nên uống 8 ly nước/ngày.
Cuối cùng, nếu có phản hồi hay kinh nghiệm gì về chủ đề nêu trên, bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới. Cảm ơn đã theo dõi bài viết ! Cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn.
Bài viết này được viconyeu.com tổng hợp và biên soạn,chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa