Vậy là mẹ sắp kết thúc chặng đường tam cá nguyệt thứ 2 rồi, bạn đã chuẩn bị như thế nào cho chặng đường phía trước rồi nè? Em bé trong bụng sẽ phát triển nhanh hơn bạn nghĩ đó, sẽ có rất nhiều lời khuyên, tư vấn trong giai đọạn này, tuy nhiên tốt nhất bạn vẫn nên chuẩn bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất trong thời điểm này để không bị quay cuồng giữa những thông tin về chăm sóc bà bầu. Hãy cùng vì con yêu tìm hiểu sự thay đổi của mẹ và thai nhi ở tuần thứ 25 này.
Mục lục
Con yêu của bạn
Do đôi tai của con yêu đã tương đối hoàn thiện. Bé có thể nghe được âm thanh ruột đang réo rắt và tiếng tim đập từng nhịp từng nhịp của bạn.
Nói chuyện với bé lúc này có thể tạo ra sự liên kết. Bé có thể nhận ra giọng của mẹ trong tiềm thức. Mỗi gắn kết giữa 2 mẹ con sau này sẽ thân thiết hơn. Còn gì hơn giọng nói quen thuộc của mẹ mình các bạn nhỉ.
Tuần này, mạng lưới dây thần kinh của bé phát triển rất tốt, nhạy cảm hơn những tuần đầu rất nhiều, đặc biệt hơn, bé có thể nghe thấy tiếng nói của ba mẹ, nên hãy cứ trò trò chuyện nhiều cùng bé nhé.
Bé hít vào và thở ra một lượng nhỏ nước ối, việc này cần thiết cho sự phát triển của phổi. Những động tác tương tự như hít thở này cũng là bài thực hành tốt chuẩn bị cho lúc bé sinh ra và hít không khí lần đầu tiên.
Cơ thể bé tiếp tục tích mỡ. Lúc này bé nặng khoảng 750g và dài 35cm từ đầu đến gót chân. Bắt đầu đạp nhiều hơn trong bụng của mẹ.
Bé sẽ nhìn hồng hào hơn nhờ sự hình thành các mạch máu nhỏ được gọi là các mao mạch trên da, các mao mạch này giúp tăng lưu lượng máu vận chuyển dưới da. Mặc dù các mí mắt của bé vẫn đóng kín, những tế bào thụ cảm thị giác – tế bào nón và tế bào que đã hình thành và cảm nhận được sáng hay tối.
Mẹ bầu thay đổi ra sao?
Tử cung của mẹ bắt đầu giãn nở lớn hơn trước rất nhiều để em bé có thể được ôm trọn một cách thoải mái. Nhưng kèm theo đó là hiện tượng đau lưng và khi tử cung ngày càng lớn, làm thay đổi trọng tâm cơ thể, kéo giãn và làm suy yếu cơ bụng và có thể chèn ép lên dây thần kinh cộng thêm nội tiết tố thay đổi làm nới lỏng các khớp xương và dây chằng. Thêm vào đó, trọng lượng tăng thêm khiến các cơ bắp làm việc nhiều hơn và áp lực lên các khớp xương tăng, khiến mẹ thấy tệ hơn vào cuối ngày.
Cần thả lỏng thường xuyên, không ngồi và đứng trong thời gian dài, nên nằm ngủ nghiêng với một chiếc gối đệm giữa hai chân và một chiếc gối khác đỡ vùng bụng. Có thể tắm nước ấm hoặc chườm nóng/lạnh để giảm đau. Tập những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng cơ thể.
Mẹ bầu cần chú ý gì trong thời gian này?
Thai được 25 tuần tuổi đang trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, lúc này mẹ bầu cần chú ý:
Tầm soát dị tật thai nhi toàn diện bằng kỹ thuật siêu âm 4D
Tầm soát tiểu đường thai kỳ, tránh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Kiểm soát cân nặng của mẹ để đánh giá tình trạng sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của thai nhi.
Một số bất tiện có thể gặp ở thai phụ
Xì hơi đến vào những lúc không mong muốn.
Theo sinh lý thai kỳ thì thông thường, bạn có thể xì hơi nhiều hơn trước đây đấy!!!
Các hormone của mẹ (progresteron) sẽ làm giãn các cơ đường tiêu hoá. Việc này làm giảm tốc độ co bóp của ruột. Thức ăn bị ứ đọng và làm mồi cho các vi khuẩn. Tạo ra nhiều hơi thối hơn. Cũng như dễ làm bạn trở nên ngại ngùng trước đám đông.
Bước vào những tháng cuối của thai kỳ là khoảng thời gian mẹ bầu thấy mình thay đổi nhiều về cả thể chất lẫn tinh thần, nên mẹ hãy hết sức chú ý đến những gì cơ thể đang mong muốn nhé. Duy trì chế độ ăn uống cùng với bài tập nhẹ hợp lý sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy luôn thoải mái và vui vẻ.
Cuối cùng, nếu có phản hồi hay kinh nghiệm gì về chủ đề nêu trên, bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới. Cảm ơn đã theo dõi bài viết ! Cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn.