Chuẩn bị mang thai cả vợ và chồng cần khỏe mạnh. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ sinh ra trứng và tinh trùng khỏe mạnh, do đó làm tăng cường khả năng thụ thai thành công và sinh ra em bé khỏe mạnh sau này.
Đê có cơ thể khỏe mạnh, trước hết hai vợ chồng cần có chế độ làm việc nghỉ ngơi phù hợp, tránh xa rượu, bia, thuốc lá, thuốc phiên, hóa chất độc hại, giữ tinh thần vui vẻ thoải mái. Đồng thời thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ các chất dinh dưỡng. Để em bé được sinh ra một cách khỏe mạnh, thông minh thì uống Vitamins để nạp thêm các chất dinh dưỡng là vô cùng cần thiết trước và trong quá trình mang thai. Mặc dù hằng ngày chúng ta vẫn chú trọng tới bữa ăn, dinh dưỡng, nhưng liệu thật sự đã đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé chưa? đó là câu hỏi băn khoăn của nhiều chị em và tác dụng của các loại vitamin, thời gian, liều lượng uống như thế nào, thì hãy tham khảo bài viết sau để có cái nhìn tổng quát hơn nhé.
Mục lục
Tại sao cần uống bổ sung các loại Vitamins trước khi mang thai?
Thời gian để trứng trưởng thành trong buồng trứng ở nữ giới là khoảng 3 tháng, sau đó trứng sẽ chín và rụng, khi trứng gặp tinh trùng thì sẽ hình thành quá trình thụ thai. Để có một phôi thai hoàn toàn khỏe mạnh, thì trước đó người phụ nữ phải bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để chuẩn bị cho quá trình hình thành phôi thai đó. Chất lượng trứng tốt thì phôi thai sẽ khỏe mạnh, Do đó, người phụ nữ trước khi mang thai khoảng 3 tháng, phải bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.
Ngoài ra, trong thời gian đầu , nếu phụ nữ không để ý thì sẽ không biết mình đang mang thai hầu hết phụ nữ đều không biết mình đã mang thai. Trong khi đó, thời gian đầu mang thai là lúc thai nhi phát triển và hình thành hầu hết các cơ quan. Đặc biệt, 7 tuần đầu thai kỳ là thời gian thai nhi hình thành ống thần kinh. Đây là giai đoạn nhạy cảm và dễ xảy ra tổn thương nghiêm trọng nếu không được bổ sung đủ dưỡng chất ( đặc biệt là acid folic). Vì vậy, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được khuyên bổ sung thêm viên bổ tổng hợp mỗi ngày, ngay từ khi dự định mang thai.
1. Tác dụng của Acid folic (Vitamin B9 hay folate)
Acid folic (Vitamin B9 hay folate) – là một trong những chất dinh dưỡng ít được biết đến ,có tác dụng ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh như tật chẻ đôi ống sống. Những người phụ nữ dùng acid folic mỗi ngày có thể làm giảm các dị tật bẩm sinh cho con của họ tới 70%.
Dị tật ống thần kinh là hiện tượng một vài ống thần kinh không khép kín hoàn toàn, gây nứt đốt sống, vô sọ… Đây là một trong những dị tật liên quan đến hệ thần kinh trung ương, nên ảnh hưởng rất lớn tới nhiều bộ phận, cơ quan trong cơ thể trẻ. Nứt đốt sống làm cho một đoạn tủy sống bị lộ ra ngoài, có thể dẫn đến liệt 2 chân,não úng thủy, tiểu tiện không kiểm soát…
Ống thần kinh không đóng kín xảy ra vào tuần thứ 7 của thai kỳ. Nếu được bổ sung đầy đủ Acid folic có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc dị tật ống thần kinh. Do quá trình này diễn ra vào thời gian đầu của thai kỳ, hầu hết phụ nữ có thai trong giai đoạn này đều không biết mình mang thai, vì thế việc bổ sung Acid folic trước khi mang thai là rất cần thiết.
1.1 Thực phẩm chứa nhiều Acid folic
Có mặt tự nhiên trong thức ăn và cũng có thể thu từ thuốc uống bổ trợ. Những thực phẩm có nguồn axit folic bao gồm:
- Các loại rau như rau xanh như cải bó xôi, rau diếp cá, đậu bắp, măng tây, củ cải, bông cải xanh, cải bruxen và rau bina cùng các loại hạt như đậu khô, đậu hà lan hay men, nấm.
- Trái cây như chuối, dưa gang, chanh, nước ép cam, bưởi..Gan và thận bò.
- Ngoài ra các nhà sản xuất thường thêm axit folic vào trong các loại thực phẩm như sữa, ngũ cốc, bột mì, bánh mì, mì ống, nguyên liệu làm bánh, bánh quy, bánh cookie.
- Các chế phẩm có acid folic: ferrovit, Adofex, Obimin, Tardiferon B9,…Nên uống lúc bụng đói sẽ giúp hấp thu thuốc tốt hơn.
1.2 Liều dùng
Lượng khuyến cáo vừa đủ cho mọi phụ nữ trước khi mang thai: 400 mcg, trong 3 tháng đầu mang thai: 400 mcg, từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 9: 600mcg, khi cho con bú: 500 mcg. Nếu nạp acid folic từ viên vitamin tổng hợp, bạn hãy nhớ kiểm tra xem lượng axit folic trong một liều đã đủ hay chưa. Ngoài ra, mẹ cũng có thể nạp axit folic từ thực phẩm bổ sung
1.3 Dấu hiệu nhận biết thiếu Acid Folic
- Vấn đề nhận thức như trầm cảm, khó tập trung, dễ quên, cáu kỉnh, sa sút trí nhớ
- Đau nhức cơ thể
- Da nhợt nhạt
- Khó thở
- Vấn đề tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy, chán ăn kéo dài
- Loét miệng, sưng lưỡi
- Giảm vị giác
1.4 Những vấn đề cần lưu ý
Khi sử dụng vitamin acid folic cần lưu ý
- Nên uống acid folic giữa 2 bữa ăn
- Vitamin C sẽ làm tăng hấp thu sắt. Do đó bạn hãy uống viên sắt – acid folic chung với nước cam hoặc nước trái cây
- Tránh uống thuốc với nước trà, cà phê, rượu vì acid folic sẽ làm giảm khả năng hấp thu
- Uống acid folic thường hay bị táo bón nên cần uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ.
- Nên dùng acid folic một cách chính xác theo quy định của bác sĩ. Không dùng với số lượng lớn hơn hoặc lâu hơn so với quy định. Thực hiện theo các hướng dẫn trên nhãn thuốc. Uống acid folic với nhiều nước. Bác sĩ đôi khi có thể thay đổi liều lượng để chắc chắn thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất cho bạn. Báo với bác sĩ nếu tình trạng bệnh của bạn không thuyên giảm hoặc trở nên nặng hơn.
2. Tác dụng của Sắt
Sắt là thành phần cấu tạo nên Hemoglobin, chất vận chuyển Oxy và Carbonic trong máu, rất quan trọng cho cả mẹ và thai nhi. Thiếu sắt gây thiếu máu và các rối loạn do thiếu máu: hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, suy dinh dưỡng, tăng tai biến sản khoa,… Ở Việt Nam, theo thống kê của Viện dinh dưỡng quốc gia năm 2015, có tới 37,7% phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ bị thiếu máu thiếu sắt, vì vậy ngay từ khi có dự định mang thai, bạn nên chú ý bổ sung sắt đầy đủ.
2.1 Thực phẩm chứa nhiều Sắt
- Thịt đỏ,thịt nạc
- Hải sản đặc biệt hải sản có vỏ. Cá biển
- Các loại đậu
- Nội tạng động vật
- Rau bó xôi, rau ngót
- Hạt bí đỏ
- Socola đen
- Có loại thuốc chứa sắt thuần tuý (viên sắt fumarat, sắt gluconat, sắt succinat, sắt oxalat, sắt tatrat, sắt II sulfat)
2.2 Liều dùng
Thông thường,trước khi mang thai, cơ thể phụ nữ cần 15 milligrams (mg) sắt mỗi ngày. Đây là một lượng vi chất không nhỏ và nhiều người thường đáp ứng đủ lượng sắt cho cơ thể như khuyến nghị nếu ăn uống cân đối.
2.3 Dấu hiệu thiếu Sắt
- Da tái xanh, mệt mỏi khi bất thường, đặc biệt là về chiều.
- Không có khả năng chịu đựng như bình thường.
- Cảm thấy bực tức, khó chịu, cơ thể dễ nhiễm bệnh.
- Dễ trở nên cảm thấy khó thở. Cảm giác như khi leo cầu thang hoặc đi bộ nhanh mà không được nghỉ để lấy hơi.
- Hoa mắt chóng mặt, nặng có thể bị ngất. Tay chân lạnh. Rụng tóc, thở gấp
- Thông thường, phần niêm mạc trong mắt thường hồng hào. Nhưng khi thiếu máu, niêm mạc này sẽ nhợt nhạt và cách này thường khó nhận biết. Hoặc khi phát hiện thì người đã thiếu sắt mức độ nặng.
3. Tác dụng của Canxi
Đối với người bình thường thì canxi chiếm một vai trò vô cùng quan trọng, giúp cho quá trình hoạt động, toàn hoàn, dẫn tuyền thần kinh. Hơn nữa, trong quá trình chuẩn bị mang thai, người mẹ sẽ cần nhiều chất dinh dưỡng hơn để khỏe mạnh, sản xuất trứng. Có nhiều canxi trong chế độ ăn uống không chỉ giúp thai nhi có đủ canxi cho phát triển xương và răng mà còn giúp giảm nguy cơ huyết áp cao cho mẹ. Đặc biệt, chế độ ăn uống giàu canxi có thể giúp giảm nguy cơ phát triển chứng tiền sản giật trong thời kỳ và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh cho mẹ và bé.
Nếu người mẹ không chuẩn bị đủ canxi trước khi mang thai, thì khi em bé càng lớn, càng lấy nhiều canxi hơn từ xương vủa người mẹ, dẫn đến tình trạng loãng xương sau khi sinh.
Một lượng canxi lớn cần được huy động để hình thành và phát triển hệ xương của em bé trong giai đoạn mang thai và sau sinh.
3.1 Thực phẩm chứa nhiều Canxi
- Thịt bò (nên ăn điều độ để tránh thừa cholesterol).
- Súp lơ xanh,rau xanh (còn chứa nhiều chất xơ)
- Sữa (nên uống khoảng 1 – 2 cốc sữa mỗi ngày) và sữa chua; nước cam (nên uống hàng ngày vì nước cam còn chứa nhiều vitamin C)
- Tôm, cua (hàm lượng canxi rất cao)
- Ngũ cốc và các loại hạt (bao gồm cơm, bánh mỳ, bột mỳ, mỳ ý); trứng (nhiều protein); cá hồi, cá thu (vì chúng có lượng thủy ngân cao nên thai phụ chỉ nên ăn một bữa/tuần)…
3.2 Dấu hiệu thiếu canxi
- Khó ngủ, mất ngủ, giấc ngủ không sâu hoặc khó đi vào giấc ngủ: Canxi có tác dụng làm dịu thần kinh, tạo cảm giác thư giãn trước khi ngủ. Thiếu canxi khiến thần kinh căng thẳng, mệt mỏi và mất ngủ.
- Răng vàng, móng tay dễ gãy: Canxi là nguyên tố giúp răng chắc khỏe. Thiếu canxi sẽ làm răng bị ố vàng, giòn và dễ vỡ. Ngoài ra, canxi còn giúp móng tay phát triển. Thiếu canxi khiến móng tay yếu, dễ xước gãy.
- Tê bì chân tay, chuột rút: Thiếu canxi ảnh hưởng đến sự điều hòa hệ thống thần kinh. Điều này khiến hệ thống thần kinh ngoại vi ở tứ chi mất ổn định, lưu lượng máu qua các chi cũng ảnh hưởng khiến mẹ bầu dễ bị tê bì chân tay. Nặng hơn là chuột rút
- Đau mỏi lưng: Thiếu canxi khiến lượng canxi cần để cung cấp cho bé bị sụt giảm. Khi đó cơ thể mẹ sẽ tự bòn rút canxi ở xương để cung cấp cho bé. Lâu dần khiến mẹ gặp các tình trạng đau mỏi lưng.
- Loãng xương: Nếu mẹ bị thiếu canxi lâu dài làm hao hụt mật độ canxi xương sẽ khiến mẹ bị loãng xương, xương giòn, dễ gãy.
Trên đây là những loại Vitamin cơ bản, quan trọng nhất để bổ sung cho phụ nữ trước khi mang thai. Viconyeu khuyên bạn, trước khi uống, bổ sung bất cứ loại thuốc nào vào cơ thể của mình, thì cũng nên có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Tránh những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra trong điểm nhạy cảm.
Cuối cùng, nếu có phản hồi hay kinh nghiệm gì về chủ đề nêu trên, bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới. Cảm ơn đã theo dõi bài viết ! Cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn.