Mang thai là hành trình kỳ diệu của mẹ và con, cùng đồng hành, liên kết khắng khít với nhau suốt quá trình thai kỳ 9 tháng mười ngày, là niềm hạnh phúc vô bờ bến, cũng là những ngày tháng mà mẹ cảm nhận những sự thay đổi rõ rệt nhất về tinh thần, sức khỏe. Trong suốt thời gian này, có nhiều biến đổi khiến cơ thể mẹ khó chịu, đau đớn, các mẹ bầu cần chú ý đó là sinh lý hay bệnh lý để có hướng giải quyết kịp thời nhé. Một trong số đó là hiện tượng phù chân. Cùng viconyeu tìm hiểu rõ hơn về phù chân khi mang thai nhé
Mục lục
Nguyên nhân phù chân ở phụ nữ mang thai
– Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ sẽ sản xuất lượng máu và chất lỏng nhiều hơn 50% so với bình thường nhằm giúp nuôi dưỡng thai nhi. Do đó gây ra hiện tượng phù nề ở mẹ bầu.
– Khi thai càng lớn, tử cung của bạn cũng sẽ lớn hơn, gây nên áp lực, chèn lên tĩnh mạch chủ dưới, đây là những tĩnh mạch có nhiệm vụ bơm máu từ chi dưới về tim, khi sức ép càng lớn thì máu sẽ dồn nhiều ở chân, gây hiện tượng phù, nhất là vị trị bàn chân, mắt cá.
– Sự thay đổi hormone trong thai kỳ cũng đóng vai trò quan trọng gây nên hiện tượng phù. Hormon trong cơ thể bạn thay đổi khiến cho thành mạch trở nên mềm hơn, điều này gây khó khăn cho tĩnh mạch trong quá trình vận chuyển máu từ chi dưới về tim.
– Một số sản phụ có tiền sử bệnh viêm tĩnh mạch, phản ứng với dị ứng, tiền sản giật, thần kinh bị rối loạn hay việc lạm dụng thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu, ma túy cũng gặp tình trạng này.
– Ngoài ra, một số nguyên nhân phổ biến khác gây chứng phù chân khi mang thai như: đứng quá lâu, thường xuyên mang giày cao gót, làm việc nặng nhọc, chế độ ăn nhiều Natri, thiếu Kali, thời tiết nắng nóng.
Mẹ bầu bị phù chân có nguy hiểm không?
Hiện tượng phù chân khi mang thai thường không gây hại nhiều đến sức khỏe mẹ bầu và những dấu hiệu này sẽ mất đi khi em bé chào đời.
Khi bị sưng phù, điều đầu tiên mà các bà bầu cảm thấy là không thoải khi vận động hàng ngày. Nó không gây ra đau đớn bên ngoài nhưng vẫn có ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ đang mang thai, cụ thể là: Gây áp lực làm việc lớn hơn cho thận. Thận là bộ phận chịu trách nhiệm lọc và thải chất lỏng trong cơ thể. Nên khi tăng lượng chất lỏng thì thận cũng phải làm việc nhiều hơn để xử lý phần chất lỏng đó, cung cấp đủ nước cho các bộ phận trong cơ thể.
Ngoài ra khi chất lỏng tập trung gây phù chân cũng sẽ ảnh hưởng đến việc lưu thông, tuần hoàn máu ở phần chân về tim bị kém hiệu quả, khiến ảnh hưởng hoạt động của tim.
Trong một vài trường hợp mẹ bầu bị phù chân trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ lại là dấu hiệu báo trước của tiền sản giật. Khi bị phù chân tiền sản giật thì sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho cả mẹ và bé.
Phù chân gây nguy hiểm kèm theo những biểu hiện sau
Biểu hiện mẹ bầu cần đi khám ngay?
– Phù qua vài đêm, dù đã nghỉ ngơi mà vẫn không giảm bớt.
– Phù nặng đến tay, mặt hay các bộ phận khác của cơ thể.
– Phù kèm theo đau đầu, rối loạn thị giác, mờ mắt, đau bụng.
Mách mẹ 6 cách giảm phù chân khi mang thai hiệu quả
Bà bầu bị phù chân thường cảm thấy khó chịu, kém thoải mái khi di chuyển do bàn chân sưng to. May mắn thay vẫn có một vài cách giảm phù chân khi mang thai hiệu quả giúp bạn khắc phục vấn đề này.
1. Giảm tiêu thụ thực phẩm giàu natri
Để giảm chân sưng phù khi bầu bí là cắt giảm lượng natri (cụ thể là muối) trong chế độ ăn. Bởi lẽ, việc ăn mặn quá mức sẽ làm cơ thể tích nước nhiều khiến tình trạng sưng phù chân diễn tiến xấu hơn. Bữa ăn quá nhiều muối cũng không tốt cho thận, việc thu nạp nhiều nước cũng dẫn đến tuần hoàn máu tăng buộc thận phải làm việc nhiều hơn để lọc máu. Tiếp nữa là đồ đóng hộp, thực phẩm này chứa nhiều natri, bổ sung bằng thực phầm tự nhiên như hương thảo, kinh giới , húng tây
2. Tăng lượng kali vào bữa ăn
Bị phù chân thường là thừa natri và thiếu kali, nen để đảm bảo can đối lượng dịch lỏng cho cơ thể, mẹ bầu nên bổ sung thêm kali. Bên cạnh việc dùng một số loại viên uống vitamin trong thai kỳ, bạn có thể nạp thêm kali thông qua chế độ ăn hằng ngày. Theo đó, các loại thực phẩm chứa hàm lượng cao kali tự nhiên bao gồm, chuối, cải bó xôi, các loại đậu, sữa chua,khoai tây, cá hồi..
3. Uống nhiều nước
Các chuyên gia lý giải rằng việc uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày sẽ giúp thanh thải độc tố, loại bỏ bớt muối và dịch thừa ra khỏi cơ thể. Trái lại nếu uống ít nước, não sẽ gửi tín hiệu đến thận rằng cơ thể đang cần giữ nước làm tình trạng sưng phù thêm nặng hơn. Thay thế nước lọc bằng trà thảo dược, thức uống từ thiên nhiên có tham khảo ý kiến của bác sĩ.
4. Nằm nghiêng khi ngủ và kê cao chân
Những lúc ngủ hoặc chợp mắt vào giấc trưa, mẹ bầu nên nằm nghiêng sang trái. Tư thế này giúp cải thiện tuần hoàn máu, làm giảm sưng phù chân hiệu quả. Lý do vì việc nằm nghiêng một bên như vậy sẽ giảm áp lực tử cung lên tĩnh mạch chủ dưới (tĩnh mạch này có chức năng bơm máu từ các chi dưới về tim).
Thêm vào đó, khi nghỉ ngơi, bạn có thể dùng gối để kê cao chân hơn vị trí của tim. Hành động này được cho là cũng góp phần giảm tình trạng sưng phù. Ngoài cách này, bạn cũng có thể nằm ngửa và nâng chân gác lên tường nhà trong vài phút, thực hiện động tác như vậy khoảng vài lần trong ngày.
5. Mặc những loại quần áo rộng rãi, chất liệu thoáng mát
Nên chọn những loại rộng rãi, thoải mái bởi việc mặc quần áo quá chật, ôm bó sát đặc biệt là ở khu vực cổ tay, thắt lưng và mắt cá chân có thể khiến vấn đề phù chân khi mang thai thêm nặng hơn. Về cơ bản, điều này làm cho máu không được lưu thông dễ dàng.
6. Đi bộ, thể dục thường xuyên hơn
Trong suốt thời gian mang thai, bạn nên dành thời gian ít nhất từ 5–10 phút mỗi ngày để đi bộ. Điều này sẽ cải thiện sức khỏe, tốt cho quá trình lưu thông máu và hỗ trợ giảm sưng phù chân hiệu quả.
Ngoài việc đi bộ, từ tháng thứ 4 trở đi, mẹ có thể chọn tập thêm yoga để ngăn ngừa cơn đau mỏi vai gáy, đau lưng.
Phù chân gây khó chịu và bất tiện ở mẹ bầu rất nhiều trong quá trình sinh hoạt, khó khăn khi mang giày dẹp và di chuyển, vậy nên các mẹ bầu chú ý tham khảo những biện pháp nêu trên nhé.
Cuối cùng, nếu có phản hồi hay kinh nghiệm gì về chủ đề nêu trên, bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới. Cảm ơn đã theo dõi bài viết ! Cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn.