Hành trình mang thai 9 tháng 10 ngày là khoảng thời gian kỳ diệu nhất của mẹ bầu và con yêu, trên hành trình đầy gian nan đó, mẹ bầu phải chịu biết bao sự khó nhọc, vất vả với bụng bầu ngày càng lớn của mình,những con nghén đầy khó chịu, về những lúc con quấy, con đạp ình ịch, cả những cơn chuột rút, tất cả những điều đó chỉ có người phụ nữ mang bầu mới thấu hiểu được.
Trong thời kỳ mang thai, nội tiết tố của người phụ nữ thay đổi rất nhiều, họ trở nên nhạy cảm với môi trường bên ngoài. Cũng từ đó khả năng đáp ứng với những thay đổi giảm đi gây ra áp lực lớn cho họ. Nghiên cứu đã chứng minh phụ nữ mang thai dễ bị stress hơn nhiều lần so với phụ nữ bình thường và stress khi mang thai gây ảnh hưởng trực tiếp đến cả sức khỏe của mẹ và thai nhi như thế nào?. Hãy cùng viconyeu tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Stress ảnh hưởng như thế nào tới mẹ bầu?
Theo nghiên cứu của những nhà tâm lý học tại Mỹ thì triệu chứng stress thì thường càng về cuối thai kỳ sẽ gặp phải nhiều hơn những tháng trước đó, bất cứ điều gì cũng có thể khiến mẹ bầu bị stress, mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào mỗi người khác nhau. Tuy nhiên, khi stress xảy ra thì cả thể chất lẫn tinh thần đều chịu ảnh hưởng.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất: Khi mang thai, nếu bà bầu bị stress thì cơ thể thường xuyên chịu những cơn đau ngực, tim, tim đập nhanh, khó thở, nhịp tim hỗn loạn, đau đầu, thị lực giảm, rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày.
- Ảnh hưởng đến tâm thần kinh: Khi mang thai, nếu thường xuyên bị stress thì thần kinh sẽ bị ảnh hưởng, do tâm lý nhạy cảm nên những ý nghĩ tiêu cực thường xuyên xuất hiện, nên gây ra chứng hay quên, lẫn lộn mọi thứ, không thể tập trung, rối loạn giấc ngủ của hầu hết phụ nữ sau khi sinh.
- Ảnh hưởng đến tâm lý và tính cách thai phụ: Cảm giác bất an và lo âu thường không tránh khỏi trong thời kỳ mang thai, bản thân bầu bí không làm được gì nhiều cho bản thân, hiệu quả công việc giảm, lo lắng con yêu mình ở trong bụng có được thoải mái hay không, rồi đủ những thứ phải lo toan khi em bé chào đời, khiến người phụ nữ mang thai gặp không ít khó khăn, căng thẳng. Nhiều trường hợp có thể bật khóc bất cứ lúc nào khi bản thân không chịu đựng nổi.
- Ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội: Một người mẹ bầu với sức khỏe và tâm ổn định thì cuộc sống bầu sẽ không mấy thay đổi, nhưng nếu bầu bí thường xuyên xa rời bạn bè, người thân, những bữa tiệc tùng vì cảm thấy xấu hổ với thân hình quá khổ, bụng mang dạ chữa thì sẽ ngày càng thu hẹp lại các mối quan hệ, tách biệt với xã hội, nên làm cho mối quan hệ đó càng ngày càng xa cách, không có ai để chia sẻ, bầu càng áp lực hơn trước.
- Gây ra những rối loạn ăn uống: Nếu phải chịu đựng vấn đề này quá dài sẽ khiến mẹ bầu gặp những rối loạn trong ăn uống như ăn uống không kiểm soát hoặc bỏ bữa, từ đó gây ra những rối loạn tiêu hóa nguy hiểm như đau dạ dày, viêm đường ruột (IBD) và viêm ruột kích thích (IBS).
- Nguy cơ gây ra cao huyết áp khi stress lâu dài
- Gia tăng nguy cơ mắc bệnh tâm lý khác: Một số bệnh tâm lý có nguy cơ mắc khi mẹ bầu bị stress khi mang thai như rối loạn lo âu, trầm cảm trước và sau sinh…
Thai nhi bị ảnh hưởng như thế nào khi mẹ bầu bị stress?
Trong thời gian thai kỳ, tất cả những chất dinh dưỡng mẹ nạp vào, em bé cũng được hấp thu, những gì mẹ cảm nhận thì em bé cũng phần nào cảm nhận, khi mẹ stress tức là em bé cũng không hề cảm thấy thoải mái gì , nên những gì trải qua trong thai kỳ rất quan trọng với sự phát triển về sau của em bé. Có những bé sinh ra nhìn vui tươi hạnh phúc, nhưng cũng có những vẻ mặt buồn bã đó chính là một phần ảnh hưởng của thời gian thai kỳ. Một số những nguy cơ gây ra cho thai nhi khi mẹ bầu bị stress khi mang thai
Nguy cơ gây sinh non: Hậu quả nghiêm trọng khi mẹ bị stress là dẫn tới việc sinh non, Người mẹ khi mang rất cần môi trường yên tĩnh và trong lành, không stress để thai nhi có thể phát triển tốt nhất. Nghiên cứu cho thấy stress mức độ nặng có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai lên 3 đến 4 lần trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Đồng thời cũng gây ra hiện tượng sinh non trong những tháng cuối thai kỳ. Phụ nữ mang thai khi bị stress sẽ sản sinh ra chất coticotrophin hormon (CRH) trong máu làm cản trở sự chuyển chất dinh dưỡng và oxy từ mẹ sang thai nhi.
Thai nhi nhẹ cân: Khi bị stress mẹ bầu thường bỏ bữa, chán ăn, ăn uống không khoa học, ăn cho có,do vậy không cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết để nuôi cơ thể và nuôi dưỡng thai nhi. Tình trạng này rất nguy hiểm, khiến thai nhi gầy gò, ốm yếu, thiếu cân sau khi sinh và rất khó để bồi bổ lại, có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ.
Trẻ chậm phát triển não bộ: Các nghiên cứu y khoa cho biết ở tuần 32 não bộ của trẻ bắt đầu hình thành và dần hoàn thiện về cấu trúc. Nếu trong giai đoạn này mẹ bầu căng thẳng thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ do những căng thẳng làm gia tăng tần suất co bóp tử cung gây kích ứng vùng nước ối. Lâu dài sẽ ảnh hưởng đến các chức năng não bộ trẻ khi trẻ chào đời.
Trẻ bị rối loạn giấc ngủ: Khi căng thẳng, mẹ mất ngủ, thì đứa trẻ sẽ hình thành đồng hồ sinh học từ trong bụng mẹ. Đồng thời giấc ngủ của mẹ cũng rất quan trọng, giúp trẻ hoàn thiện các cấu trúc của cơ thể. Điều này được thể hiện rõ nhất ở mối quan hệ mật thiết giữa đồng hồ sinh học của mẹ và bé. Một đứa béo sẽ không thể có những giấc ngủ ngon khi giấc ngủ của mẹ bị rối loạn khi mang thai.
Trẻ bị mắc chứng rối loạn hành vi: Những rối loạn về hành vi thường chỉ hình thành khi bé đã chào đời. Triệu chứng hành vi phổ biến ở trẻ là tự kỷ, tăng động hay trầm cảm nghiêm trọng ở trẻ. Trẻ có những hành vi khác với những đứa bạn cùng trang lứa. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Trẻ bị dị tật: Tuy nguy cơ không cao nhưng rất nhiều trường hợp thực tế đã chứng minh việc mẹ bầu bị stress gây ra những di tật ở thai nhi.
Những cách giảm stress cho bà bầu hiệu quả nhất
1 . Tập luyện yoga, ngồi thiền định: Luyện tập thể dục đều đặn an toàn mang lại thư giãn cao như yoga, ngồi thiền, để tăng cường sức khỏe và duy trì tinh thần ổn định…
2. Chia sẻ, bộc lộ tâm tư tình cảm với người chồng, gia đình, bạn bè nhiều hơn
3. Điều chỉnh lối sống khoa học, bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và con để phòng chống stress
4. Tạo nhiều công việc bận rộn trong khả năng và sức khỏe của mình để tránh nhàm chán dẫn đến stress, nghiên cứu và tham gia những lớp tiền sản để kết nối với cộng đồng các mẹ bầu, từ đó có nhiều kinh nghiệm thai kỳ và chăm sóc con hơn.
5. Tìm đến chuyên gia tâm lý nếu như những vấn đề đó mẹ bầu không muốn cho ai khác biết, từ đó có phương pháp giải tỏa stress khoa học, an toàn.
Với những thông tin trên viconyeu.com hy vọng sẽ cung cấp cho mẹ bầu những kiến thức bổ ích để nhận biết và lường trước được những nguy cơ stress khi mang thai gây ra. Đồng thời mẹ bầu cũng sẽ có thêm kiến thức bệnh để điều trị kịp thời khi bị những vấn đề về tâm lý. Đừng quá lo lắng, hãy cùng chúng tôi hành dộng ngay bây giờ.
6. Đọc những cuốn sách dành cho mẹ và bé, để tăng thêm kiến thức và đây là cách giảm stress vô cùng hiệu quả.
Hành trình 9 tháng 10 ngày tuy cực khổ, nhưng vô cùng có ý nghĩa của mẹ và bé, những gì mẹ cảm nhận cũng được truyền tải vào bé theo những cách tự nhiên nhất, nếu phụ nữ thương yêu con, thương yêu chính bản thân mình, thì hãy sống những giây phút bình an, khỏe mạnh nhé.
Cuối cùng, nếu có phản hồi hay kinh nghiệm gì về chủ đề nêu trên, bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới. Cảm ơn đã theo dõi bài viết ! Cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn.