Tới bây giờ thì mẹ bầu đã đồng hành cùng con yêu bước vào tuần cuối cùng của tam cá nguyệt thứ nhất, thai nhi dần dần ổn định, cơ bản là mẹ bầu đã bước qua được giai đoạn đầu hết sức khó khăn và nhạy cảm rồi. Cùng theo dõi con yêu tuần 13 thì như thế nào nhé
Mục lục
Sự phát tiển của con yêu bây giờ như thế nào?
Có một đặc điểm rất quan trọng ở tuần 13 này đó là sẽ có sự xuất hiện của một đặc điểm sinh trắc học quan trọng tồn tại vĩnh viễn, không bao giờ thay đổi, đó chính là vân tay của thai nhi.Trên những ngón tay bé nhỏ của thai nhi, vân tay xuất hiện và dần hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, các mạch máu cũng như các cơ quan nội tạng có thể được nhìn thấy một cách rõ ràng qua da thai nhi. Nếu là thai nhi nữ thì giờ đây trong buồng trứng đã có hơn hai triệu trứng.
Thận và đường tiết niệu đã phát triển hoàn chỉnh. Bé bắt đầu uống nước ối và bài xuất nước tiểu. Tiếp tục tạo thành chu kỳ uống và tiểu.
Mắt và tai của bé giờ đây có thể nhận dạng rõ ràng.Mặc dù mí mắt vẫn còn nhắm chặt để bảo vệ đôi mắt đang phát triển. Bé sẽ bắt đầu mở mắt và biết nhìn xung quanh ở khoảng tuần 28 đến 30 thai kỳ.
Mô xương đang phát triển ở đầu, tay và chân bé. Nếu bạn lén nhìn trộm em bé trong tuần này, bạn có thể thấy một số xương sườn nhỏ của bé.
Em bé của bạn giờ đây có thể cử động, di chuyển mạnh hơn, biết cong tay và còn biết đá chân. Tuy nhiên, bạn sẽ có thể không cảm nhận được những chuyển động này cho đến khi em bé lớn hơn một chút.
Bé có thể đưa ngón tay cái lên miệng. Tuy nhiên cơ ở vùng miệng mặt vẫn chưa phát triển nhiều, nên bé vẫn chưa tập được phản xạ mút.
Vào tuần thai này, chiều dài từ đầu đến mông của bé vào khoảng gần 9 cm, có kích thước bằng một quả chanh, và nặng hơn 40g. Cơ thể bé đang lớn nhanh hơn đầu. Vào cuối tuần này, cánh tay của bé sẽ phát triển theo chiều dài tương xứng với phần còn lại của cơ thể nhưng đôi chân vẫn còn cần thêm thời gian để phát triển dài hơn.
Mẹ bầu thay đổi những gì?
Lúc này, Mẹ đã cảm giác được là mình có thai một cách rõ ràng hơn. Đứng lâu một chút cũng sẽ khiến chân và lưng Mẹ cảm thấy hơi đau. Và một số mẹ đã bắt đầu có sự thay đổi dáng đi của mình so với trước đây để cảm thấy thoải mái hơn trong việc di chuyển vận động thường ngày.
Ở thời điểm này, nồng độ hormone của bạn tiếp tục tăng. Điều này góp phần đến sự tăng trưởng của em bé. Và ảnh hưởng đến mọi hệ thống cơ quan trong cơ thể bạn.
1.1 Tim và hệ tuần hoàn
Hệ thống tuần hoàn lúc này tiếp tục mở rộng nhanh chóng. Tình trạng này góp phần là làm giảm huyết áp của cơ thể. Trong 24 tuần đầu tiên của thai kỳ, huyết áp của bạn có thể sẽ giảm từ 5 đến 10 mmHg so với bình thường.
Hãy lưu ý rằng bạn có thể bị chóng mặt hoặc ngất xỉu trong thời tiết nóng hoặc khi tắm nước nóng. Bởi vì nhiệt độ cao sẽ làm cho các mạch máu nhỏ trong da giãn ra. Tình trạng này tạm thời làm giảm huyết áp và làm chậm máu quay trở lại tim.
1.2 Hệ hô hấp
Nhờ sự kích thích của nội tiết tố progesterone, phổi của bạn đã lấy không khí nhiều hơn. Trên thực tế, bạn có thể hít vào và thở ra nhiều hơn 30 – 40% không khí so với trước đây. Những thay đổi này cho phép máu cơ thể mang một lượng lớn oxy đến nhau thai và em bé. Đồng thời loại bỏ nhiều carbon dioxide khỏi cơ thể hơn bình thường.
Bạn có thể nhận thấy rằng bạn đang thở nhanh hơn những ngày này so với trước khi bạn có thai. Bạn cũng có thể bắt đầu cảm thấy khó thở. Tình trạng này thường bắt đầu vào khoảng tuần thứ 13 của thai kỳ.
1.3 Hệ thống tiêu hóa
Tăng nội tiết tố progesterone và estrogen còn có có xu hướng làm giãn các cơ ở đường tiêu hóa. Kết quả là hệ thống tiêu hóa của bạn làm việc chậm hơn so với bình thường. Việc nuốt thức ăn từ thực quản xuống dạ dày chậm hơn và cũng giảm bớt nhu động ruột. Điều này góp phần làm cho các chất dinh dưỡng có nhiều thời gian hơn để được hấp thụ vào máu, và đến nuôi em bé.
Một điều không hay là khi sự thay đổi của tình trạng tiêu hóa kết hợp với tử cung mỗi ngày một to ra làm lấn át cơ quan lân cận. Kết quả là làm bạn sẽ hay ợ nóng và táo bón.
Đây cũng là hai trong số những dấu hiệu phổ biến và khó chịu nhất của thai kỳ.
1.4 Ngực
Ngực trở nên lớn hơn, quầng vú thâm, và nổi các hạt li ti xung quanh quầng vú. Tình trạng này là do các ống tuyến vú phát triển và dãn ra, chuẩn bị cho việc tiết sữa. Ngoài ra, sữa non bắt đầu hình thành trong tam cá nguyệt thứ hai. Đây là giai đoạn đầu tiên sữa mẹ được tạo thành. Sữa sẽ tiết ra một chút khi mẹ mát xa vú và đầu vú.
1.5 Đường tiết niệu
Sự kích thích nội tiết tố progesterone sẽ phần nào làm giãn ống dẫn nước tiểu. Ngoài ra, tử cung càng lớn sẽ càng làm cản trở sự di chuyển của dòng nước tiểu.
Những thay đổi này, kết hợp với việc bài tiết nhiều glucose trong nước tiểu, có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng bàng quang và thận.
Hãy đến cơ sở Sản phụ khoa hoặc thăm khám bác sĩ đang quane lý thai nghén của bạn khi bạn có nghi ngờ nhiễm trùng đường tiểu. Với các dấu hiệu như: Sốt, cảm thấy nóng rát khi đi tiểu, tiểu són, tiểu lắt nhắt, đau bụng, đau 2 bên hông lưng,…
Những điều mẹ cần lưu ý là gì?
Hãy ghi nhớ các mẹo sau khi tập thể dục trong khi mang thai dù cho mẹ đã, đang tiếp tục hoặc mới bắt đầu tập thể dục:
- Giữ cường độ luyện tập ở một mức độ mà mẹ có thể nói chuyện mà không cảm thấy hụt hơi.
- Giảm cường độ tập thể dục hay nghỉ ngơi nếu mẹ bắt đầu cảm thấy hụt hơi, kiệt sức hoặc chóng mặt.
- Thay đổi thói quen tập thể dục khi việc mang thai tiến triển. Hãy nhớ rằng bé sẽ tăng thêm trọng lượng cho cơ thể mẹ. Vì vậy việc mang thai sẽ giống như mẹ đang mang theo một chiếc ba lô và chiếc ba lô ấy sẽ ngày càng nặng hơn sau mỗi tuần.
- Hãy chú ý tới những thay đổi trong cơ thể của mẹ khi mang thai đến tuần thứ 13. Ngoài ra, mẹ cũng cần thảo luận về thói quen tập thể dục với bác sĩ nếu mẹ bị bất cứ cảm giác khó chịu, đau đớn hay kiệt sức nghiêm trọng nào.
Cuối cùng, nếu có phản hồi hay kinh nghiệm gì về chủ đề nêu trên, bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới. Cảm ơn đã theo dõi bài viết ! Cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn.
Bài viết này được viconyeu.com tổng hợp và biên soạn,chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa