Táo bón là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khiến cho không ít phụ huynh phải đau đầu và lo lắng, do hệ tiêu hóa yếu khiến trẻ thường xuyên bị khó chịu trong việc ăn uống và chế độ ngủ nghỉ của trẻ.Táo bón lâu ngày sẽ gây ra những biến chứng xấu ở trẻ. Vì vậy các bậc phụ huynh cần nhận biết sớm tình trạng táo bón ở trẻ để có phương pháp xử lý kịp thời, giúp con khỏe mạnh.
Mục lục
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị táo bón
Nguyên nhân gây nên táo bón ở trẻ sơ sinh
Trẻ không bú sữa mẹ đầy đủ
Nhìn chúng, khi bé bú sữa mẹ không thường xuyên, bú ít hơn nhu cầu của bé thì phần lớn sẽ gây ra hiện tượng táo bón bởi lẽ trong sữa mẹ có hormone motilin làm tăng nhu động ruột của trẻ, giúp phân di chuyển dễ dàng hơn. . Khi bị thiếu sữa mẹ, trẻ dễ bị mất nước vì với trẻ sơ sinh từ 1 đến 6 tháng tuổi, sữa mẹ vừa là nguồn thức ăn vừa là nguồn cung cấp nước cho cơ thể. Khi nước được hấp thụ hết qua các kênh của ruột thì phân bị khô và khó di chuyển ra ngoài. Vì vậy trẻ bú sữa mẹ đầy đủ ít khi bị táo bón hơn so với trẻ sử dụng nhiều sữa công thức.
Trẻ ăn thiếu chất xơ
Chất xơ chứa nhiều trong các loại rau củ, trái cây, các loại hạt, yến mạch và các loại đậu. Chất xơ giúp giữ nước trong ruột già và giúp thức ăn tiêu hóa nhanh hơn. Nếu trẻ ăn nhiều chất đạm, ít chất xơ, ăn không đủ lượng đủ chất sẽ dẫn tới tình trạng táo bón kéo dài.
Thiếu nước
Thiếu nước cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ, trẻ sẽ dễ đổ mồ hơi hơn người bình thường, trẻ chạy nhảy, vui chơi nhưng không uống đủ nước, khiến cơ thể thiếu nước, khi trẻ uống ít nước dẫn đến cơ thể sẽ tạo phản ứng hấp thụ nước nhiều nhất và nhanh nhất ở cả ruột non và ruột già. Chính vì vậy, chất thải sau khi tiêu hóa sẽ chứa rất ít nước, chúng bị khô, vón cục lại.Uống ít nước là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ nhỏ bị táo bón.
Thói quen đi đại tiện của bé
Thói quen đi đại tiện trong ngày của bé không cố định trong khoảng thời gian nhất định nên nhiều khi trẻ quên đi đại tiện, nên lâu dần, trẻ không có cảm giác buồn đi đại tiện, không có phản xạ đi đại tiện dẫn tới tình trạng táo bón.
Sử dụng thuốc:
Trẻ bị ốm yếu, còi xương, thiếu máu, viêm đường hô hấp,… phải chữa trị trong một thời gian dài, sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau, uống nhiều kháng sinh,… cũng dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa và táo bón.
Trẻ ít vận động
Khi trẻ ít vận động, ruột của trẻ cũng trở bên hoạt động chậm chạp, khó tiêu, có thể đó là nguyên nhân dẫn tới táo báo.
Gia đình có tiền sử bị táo bón
Nếu các thành viên khác cũng bị táo bón, thì khả năng cao trẻ cũng sẽ bị táo bón theo thói quen sinh hoạt. Đó là do di truyền cũng như do môi trường sống trong gia đình.
Cách xử lý khi bị trẻ táo bón
Nếu trường hợp trẻ bị táo bón nhẹ, thì có thể tự chữa trị tại nhà bằng cách thay đổi thói quen của trẻ. Trường hợp khi trẻ mới bị táo bón thì ba mẹ có thể cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả có tính chất nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, rau dền, củ khoai lang. Khi nấu bột và cháo phải băm nhỏ cho trẻ ăn cả cái. Cho trẻ ăn các loại quả: Chuối tiêu, đu đủ, bưởi, cam, quít, thanh long… Khi trẻ đã bị táo bón không nên cho ăn cà rốt, hồng xiêm, táo. Nếu mẹ bị táo bón khi đang cho con bú thì phải điều trị táo bón cho mẹ: ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước.
Những trường hợp cần cho trẻ đi khám
Những trường hợp sau đây, cần cho trẻ đi khám để có cách chữa trị kịp thời
– Táo bón kéo dài trên một tuần, thay đổi chế độ ăn không có tác dụng.
– Táo bón sau khi trẻ mới sinh, bụng trướng.
– Táo bón ảnh hưởng đến tiêu hóa: kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng kèm theo nôn
Cuối cùng, nếu có phản hồi hay kinh nghiệm gì về chủ đề nêu trên, bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới. Cảm ơn đã theo dõi bài viết ! Cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn.