Mẹ bầu đã đồng hành cùng con yêu tới tuần 15 rồi đúng không ạ, đã là tháng thứ 3 thì những cơn ốm nghén, mệt mỏi lúc ban đầu cũng đã dần tan biến, mẹ bầu cảm thấy tràn trề năng lượng, hãy cùng xem con yêu giờ như thế nào rồi nhé
Mục lục
Thai nhi 15 tuần thay đổi như thế nào?
Đến cuối tuần này, em bé của bạn sẽ dài khoảng 12 cm và nặng khoảng 57 gram.
Da bé bắt đầu phát triển nang lông và các tuyến dưới da. Tuy nhiên, da vẫn còn rất mỏng và các mạch máu thực sự có thể nhìn xuyên qua da.
Đôi tai đang tiếp tục phát triển hướng ra bên ngoài và dễ nhận thấy hơn. Và dần đạt đến vị trí cuối cùng, mặc dù chúng vẫn còn ở vị trí hơi thấp.
Hai mắt của bé đang di chuyển cân đối hơn về phía gần mũi. Dù mắt vẫn còn nhắm nhưng bé có thể cảm nhận được ánh sáng. Ví dụ, nếu có ánh sáng chiếu vào trong bụng bạn, bé yêu có thể di chuyển ra khỏi chùm tia sáng đó.
Lông mày và tóc trên da đầu đang xuất hiện tuần này. Nếu em bé của bạn sẽ có mái tóc sẫm màu, các nang tóc bắt đầu tạo ra sắc tố để tạo màu tối cho tóc.
Xương và tủy xương tạo nên hệ thống xương tiếp tục phát triển trong tuần này. Đến cuối tuần, em bé sẽ có thể nắm tay nhờ sự phát triển vượt trội của cơ bắp
Sang tuần thai này, chân của bé đang phát triển dài hơn cánh tay và bé có thể cử động tất cả các khớp chân, tay của mình.
Mặc dù chưa phân biệt được nhiều hương vị nhưng thời điểm này vị giác của bé đang hình thành và phát triển.
Thai nhi 15 tuần tiểu não của bé đã phát triển thêm một bậc. Khi bé dùng tay chạm vào mặt, đầu, miệng… là bé đã thực sự kết nối với thân thể mình.
Ngoài ra, hệ tuần hoàn và hệ bài tiết của bé đã hoàn thiện và đi vào hoạt động, dây rốn kết nối với bạn sẽ dày và chắc hơn trước nhiều. Lúc này, tim của bé chứa hơn nửa lít máu và lưu hành trong cơ thể bé.
Những thay đổi của cơ thể bạn khi mang thai tuần 15?
1.1 Bụng bầu đang lớn dần lên
Khi bước vào 3 tháng giữa, bạn có thể tăng cân khoảng 1,5-2 kg mỗi tháng. Để tốt cho sự tăng trưởng của thai nhi, kiểm tra cân nặng định kỳ là rất cần thiết. Khi bạn tăng ít hơn 1 kg hoặc hơn 3 kg mỗi tháng, hãy nói điều này với bác sỹ. Họ có thể cân nhắc thay đổi chế độ ăn uống và luyện tập của bạn. Điều này sẽ giúp bạn giữ mức độ tăng cân phù hợp hơn trước khi sinh.
Trên thực tế, ở thời điểm này bụng của bạn vẫn chưa lớn rõ. Một số người sẽ không nhận thấy bạn đang mang thai khi nhìn bề ngoài. Tuy nhiên, khi sờ nén thành bụng, bạn đã có thể cảm nhận được đỉnh tử cung cao khoảng 10-12 cm dưới rốn.
1.2 Đau dây chằng tròn
Tử cung của bạn giờ đây đã cần phải “đóng gói” nhiều thứ. Bao gồm thai nhi đang phát triển, buồng ối với đầy nước ối bên trong, và cả nhau thai. Vì thế, bạn có thể bắt đầu cảm thấy đau nhói ở quanh vùng chậu. Nó được gọi là “đau dây chằng tròn”.
Dây chằng tròn vùng chậu là hệ thống dây chằng nằm ở khung xương chậu bao quanh tử cung. Khi tử cung giãn nở, dây chằng tròn vùng chậu cũng bị căng ra theo. Tình trạng này gây cảm giác đau nhói cho mẹ bầu. Cơn đau thường kéo dài khoảng vài phút và thường xuất hiện ở 3 tháng đầu và cuối thai kỳ.
Đau dây chằng tròn sẽ khiến cho mẹ bầu không thoải mái tí nào. Tuy nhiên dấu hiệu này lại bình thường khi mang thai. Vì thế bạn không cần quá lo lắng về nó. Bạn có thể áp dụng những gợi ý sau để giảm đau:
- Thay đổi cách bạn di chuyển: Ngồi xuống và đứng lên chậm hơn, và tránh những chuyển động đột ngột.
- Khi đau và khó chịu, bạn nên ngồi hoặc nằm xuống để thư giãn.
- Bạn có thể giảm đau bằng cách dùng túi hoặc miếng đệm ấm để chườm xung quanh vùng bụng dưới.
Một điều lưu ý, nếu bạn không chắc chắn về nguyên nhân đau bụng hoặc cơn đau kéo dài và cảm giác đau đớn nhiều. Hãy đến cở sở Sản phụ khoa gần nhất càng sớm càng tốt để kiểm tra. Đặc biệt là khi có kèm theo sốt, ớn lạnh, đau khi đi tiểu hoặc có chảy máu âm đạo.
1.3 Huyết trắng (khí hư) nhiều hơn
Nhiều phụ nữ sẽ cảm thấy quần lót có huyết trắng nhiều hơn trước. Điều này là do nội tiết tố nữ tăng cao và tác động lên niêm mạc âm đạo. Dịch âm đạo có thể ra nhiều theo thời gian trong suốt thai kỳ. Với độ axit cao của dịch giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại ở âm đạo.
Điều lưu ý, bạn cần đến cơ sở Sản phụ khoa hoặc thăm khám bác sỹ đang quản lý thai nghén của bạn khi nghi ngờ có viêm nhiễm đường sinh dục. Bao gồm:
- Khí hư thay đổi màu sắc: Bình thường khí hư có màu trắng như lòng trắng trứng gà hoặc có màu hơi trắng đục. Nếu màu sắc chuyển dần sang xanh vàng hoặc xám, đó có thể là biểu hiện của sự viêm nhiễm.
- Bắt đầu có mùi hôi, khó chịu.
- Có thay đổi kết cấu như trở nên đặc quánh, từng mảng.
- Đau rát khi đi tiểu.
- Âm đạo cảm thấy sưng tấy, ngứa rát và đau.
Lời khuyên để thúc đẩy thai kỳ dễ dàng tốt hơn?
3.1 Tư thế ngủ thế nào là đúng khi bụng bắt đầu lớn ở tuần mang thai 15?
Ở tuần mang thai 15, bụng bạn sẽ lớn dần. Nhiều phụ nữ có câu hỏi về tư thế ngủ khi mang thai thế nào là đúng và an toàn?
Lời khuyên tốt nhất là bạn có thể bắt đầu ngủ nghiêng về một bên. Đây là tư thế ngủ thoải mái và lành mạnh nhất.
Trên thực tế, ngủ tư thế nằm ngửa khiến tử cung gây áp lực lên các động mạch lớn cung cấp máu cho phần dưới cơ thể của bạn và em bé. Điều này sẽ làm cho cả mẹ và con cảm thấy thiếu oxy và khó thở hơn. Ngoài ra, ngủ nằm sấp sẽ gây thêm áp lực lên tử cung và tư thế này là nên tránh.
Cách dễ nhất để bắt đầu ngủ về một bên thoải mái hơn là sử dụng thêm vài chiếc gối hoặc sử dụng gối bà bầu.Ngoài ra, nhiều phụ nữ thấy việc đặt gối sau lưng và giữa đầu gối của họ vừa thoải mái lại vừa ít tốn kém. Bạn có thể cân nhắc xem đâu là giải pháp tốt nhất cho bạn nhé!
Cuối cùng, nếu có phản hồi hay kinh nghiệm gì về chủ đề nêu trên, bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới. Cảm ơn đã theo dõi bài viết ! Cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn.