Con yêu đã được 16 tuần kể từ lúc mang thai, lúc này mẹ cần lên kế hoạch để đi khám thai, xem hình hài của bé như thế nào, Khi mang thai tuần 16, bé sẽ tiếp tục hoàn thiện các cơ quan. Vì bé càng lớn nên tuần hoàn máu mẹ tăng lên. Điều này đôi khi sẽ gây ra một số vấn đề khó chịu cho mẹ như: giãn tĩnh mạch ở chân, thường xuyên nghẹt mũi. Mẹ bầu hãy cùng viconyeu tìm hiểu lúc này thai như hình dáng như thế nào, cùng những thay đổi của mẹ bầu, để từ đó đưa ra độ dinh dưỡng, thăm khám hợp lý nhé.
Mục lục
Con yêu thay đổi như thế nào?
Cân nặng: Lúc này, bé có kích thước bằng khoảng quả bơ, dài gần 12cm (tính từ đầu đến mông) và nặng khoảng 100g.
Con yêu đang chuẩn bị cho một sự bứt phá tăng trưởng trong vài tuần tới.
Đầu của bé hiện đang cứng hơn so với những tuần trước.
Các mảng da đầu của bé đã bắt đầu cố định, nhưng có thể vẫn chưa thấy rõ tóc của bé. Lúc này, bé cũng đã bắt đầu hình thành các móng chân.
Tai và mắt cũng đã di chuyển đến vị trí cân đối, nhìn đã giống một em bé thật sự. Tuy nhiên, đôi mắt bé vẫn còn rất nhạy cảm với ánh sáng. Bé đã có biểu hiện tượng cau mày, nhăn mặt, tuy nhiên, những cử động này hoàn toàn vô thức với bé.
Các hệ thống xương và thần kinh đã liên kết với nhau tạo ra những sự chuyển động của các chi và cơ thể. Hệ thống xương tiếp tục phát triển nhờ có nhiều canxi lắng đọng trên xương.
Mẹ cần chú ý gì khi mang thai tuần 16?
1 Ngăn ngừa giãn tĩnh mạch
Trên thực tế, tuần hoàn mạch máu trong cơ thể mẹ sẽ phát triển để hỗ trợ cho thai nhi trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, tình trạng này mang lại tác dụng phụ không mong muốn. Đó chính là chứng giãn tĩnh mạch.
Giãn tĩnh mạch khi mang thai thường phổ biến. Do lưu lượng máu tăng lên trong thai kỳ, các mạch máu sẽ dãn ra hơn so với bình thường. Đồng thời, máu chảy từ chân đến xương chậu của bạn có thể bị chậm lại. Sự kết hợp này làm cho các van tĩnh mạch ở chân bị yếu, dẫn đến giãn tĩnh mạch.
Giãn tĩnh mạch có thể không gây ra triệu chứng gì. Tuy nhiên, một số phụ nữ sẽ cảm thấy đau chân, khó chịu, đôi khi đi kèm cảm giác nóng rát. Một điều đáng mừng là chứng giãn tĩnh mạch sẽ giảm đi sau khi sinh.
Để phòng ngừa dãn tĩnh mạch, đặc biệt nếu tình trạng này gây khó chịu cho bạn. Hãy thử áp dụng những biện pháp sau:
- Bạn nên tránh đứng lâu trong thời gian dài. Ngoài ra, không nên ngồi bắt chéo đùi. Bởi vì tư thế này sẽ làm chậm quá trình tuần hoàn, làm trầm trọng hơn chứng dãn tĩnh mạch.
- Hãy tạo ra thói quen nâng cao chân: Khi bạn ngồi, hãy đặt chân lên một chiếc ghế khác hoặc ghế đẩu. Nếu bạn nằm xuống, hãy nâng chân và bàn chân lên gối.
- Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn tăng tuần hoàn máu.
- Mang vớ hỗ trợ hoặc vớ nén trong ngày: Những đôi vớ này giúp cải thiện lưu thông ở chân. Bạn có thể mua nó tiệm hoặc trung tâm bán dụng cụ y khoa, hoặc các hiệu thuốc lớn. Bạn có thể hỏi bác sỹ về loại vớ này nếu không chắc chắn về sự lựa chọn.
- Nên mặc quần áo rộng xung quanh đùi và eo: Vớ và quần áo bó sát ở cẳng chân là tốt. Tuy nhiên đừng nên mặc quần áo bó ở đùi và eo. Bởi vì nó có thể cản trở tuần hoàn máu ở chân và làm suy giãn tĩnh mạch.
Đối phó với nghẹt mũi
Nghẹt mũi là một trong những vấn đề phổ biến mẹ bầu hay gặp trong thai kỳ. Tình trạng này thường xuyên xảy ra ngay cả khi mẹ không bị cảm lạnh hay bị dị ứng. Một số phụ nữ còn có thể kèm theo chảy máu cam thường xuyên hơn. Điều này là do sự tăng lưu lượng trong cơ thể bạn tăng lên khi mang thai.
Khi niêm mạc mũi và đường thở của bạn sưng lên, đường thở co lại. Niêm mạc mũi cũng trở nên mềm hơn và dễ bị chảy máu. Nghẹt mũi là tình trạng phổ biến trong thai kỳ, nhưng đôi khi nó lại gây khó chịu cho người mẹ.
Ngoài ra, trong khi mang thai, mẹ không nên dùng thuốc nếu không có chỉ định của bác sỹ. Nếu tình trạng nghẹt mũi khiến bạn có chịu, hãy áp dụng các biện pháp sau đây:
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà để làm lỏng dịch tiết mũi.
- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9% giúp làm thoáng và làm sạch lỗ mũi.
- Khi ngủ bạn có thể nằm gối cao kê cao đầu sẽ giúp giảm nghẹt mũi.
Khi bạn có nghi ngờ mình viêm đường hô hấp như: sốt, ho, chảy mũi, nghẹt mũi, mệt mỏi, khó thở, v.v. Hãy tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Bởi vì bác sỹ sẽ biết loại thuốc nào là an tòan cho mẹ bầu.
3.3 Hãy nhớ bổ sung chất xơ
Hầu hết các chất xơ không có giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên nó được coi là một thực phẩm chức năng. Chất xơ có tác dụng nhuận tràng, kích thích ruột già hoạt động, tăng khả năng tiêu hóa. Đồng thời cũng là tác nhân tham gia loại thải các sản phẩm oxi hóa, các chất độc hại trong thực phẩm ra khỏi cơ thể. Điều này giúp làm giảm được nguy cơ về các bệnh ung thư đại tràng, ruột kết.
Ngoài ra chất xơ còn có tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu, giảm các bệnh tim mạch, điều hòa đường huyết và làm giảm đậm độ năng lượng trong khẩu phần ăn.
Với phụ nữ có thai, chất xơ giúp giảm táo bón, giảm ốm nghén và giúp ăn ngon miệng hơn. Chất xơ có nhiều trong rau, hoa quả, ngũ cốc (nhất là các loại hạt toàn phần), khoai củ.
Trên đây là những thay đổi của mẹ và bé, và những chú ý của mẹ bầu trong thời gian này, viconyeu luôn mong mẹ bầu và thai nhi cùng khỏe mạnh trên hành trình vất vả, không kém phần thú vị này nhé.
Cuối cùng, nếu có phản hồi hay kinh nghiệm gì về chủ đề nêu trên, bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới. Cảm ơn đã theo dõi bài viết ! Cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn.
Bài viết này được viconyeu.com tổng hợp và biên soạn,chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa