Ngủ là hiện tượng sinh lý hết sức quan trọng với con người, ngủ giúp chúng ta nghỉ ngơi, tái tạo lại năng lượng. Giấc ngủ giúp hồi phục khả năng hoạt động của não bộ sau thời gian suy nghĩ, hoạt động, giảm stress. Giấc ngủ còn có chức năng quan trọng hơn đối với trẻ nhỏ trong việc phát triển trí tuệ. Vậy phụ huynh chúng ta nên tìm hiểu để biết thêm về giấc ngủ qua bài viết sau nhé.
Mục lục
Tại sao giấc ngủ của bé lại quan trọng?
Trong quá trình phát triển của não bộ trong 3 năm đầu đời của trẻ thì giấc ngủ chiếm vai trò rất quan trọng.Thời gian và chất lượng ngủ của trẻ liên quan mật thiết tới việc phát triển các tế bào não, không những thế còn có ý nghĩa đối với việc phát triển trí tuệ, bởi vì lúc ngủ thì não mới có thời gian để xử lý những thông tin mà trẻ đã tiếp nhận được qua thế giới bên ngoài.
Bố mẹ nên quan tâm, chăm sóc kỹ hơn về giấc ngủ của bé để đảm bảo thời gian, chất lượng giấc ngủ . Nếu tình trạng rối loại giấc ngủ có xảy ra thời gian dài, thì có thể khiến trẻ hay quấy khóc và cáu kỉnh, dần dẫn tới việc suy giảm trí nhớ, giảm khả năng học tập và có những cảm xúc bất ổn khi trẻ trưởng thành.
Cần hiểu trẻ ngủ như thế nào
Trẻ sơ sinh gần như ngủ suốt ngày đêm, chỉ thức dậy để bú (khoảng 2 đến 3 giờ bú một lần). Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể tích dạ dày nhỏ nên mau đói, vì vậy phải thức dậy sau vài giờ để bú. Ở trong bụng mẹ thì bé thường có thói quen ngủ vào ban ngày và đạp về đêm, nên lúc sinh ra, trẻ vẫn chưa thể phân biệt được đâu là ngày, đêm nên có những bé sẽ ngủ suốt vào ban ngày và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm.
Các giai đoạn của một giấc ngủ
Có 2 loại giấc ngủ:
Giấc ngủ nhanh (REM – rapid eye movement: cử động mắt nhanh) Đây là giấc ngủ nông, trẻ sẽ nằm mơ và mắt sẽ cử động nhanh theo chiều trước sau. Mặc dù trẻ nhỏ ngủ khoảng 16 giờ mỗi ngày, nhưng khoảng phân nửa thời gian là giấc ngủ REM. Đây là giai đoạn ngủ mà NÃO PHÁT TRIỂN, còn gọi là ‘ngủ động’ (active sleep): khi ngủ mơ và đôi khi có nhiều cữ động hoặc biểu cảm trên mặt và cơ thể.
Giấc ngủ chậm (Non-REM – Non- rapid eye movement: không cử động mắt nhanh). Có 4 giai đoạn:
Giấc ngủ của bé sẽ diễn tiến theo chu kỳ, bắt đầu tuần tự từ giai đoạn 1, sau đó chuyển sang giai đoạn 2, giai đoạn 3, giai đoạn 4, rồi quay lại giai đoạn 2, rồi chuyển sang ngủ REM.
Ở trẻ sơ sinh, giấc ngủ NREM và giấc ngủ REM chiếm thời gian gần như bằng nhau (50%). Trong khi ở người trưởng thành, giấc ngủ NREM chiếm đến 75% tổng thời gian ngủ. Tương ứng, giấc ngủ REM ở người lớn chỉ chiếm 25%.
Trong một giấc ngủ có thể có vài chu kỳ ngủ, trong vài tháng đầu, trẻ có thể thức giấc khi chuyển từ ngủ sâu sang ngủ lơ mơ và có thể khó ngủ trở lại.
Do đó, mỗi giấc ngủ của trẻ sơ sinh có khoảng 60% thời gian của giấc ngủ là ở trạng thái ‘ngủ động’ (trẻ vặn mình, thay đổi tư thế, uốn éo, nhăn mặt, khóc nhưng vẫn ngủ). Tương ứng với mức độ trưởng thành của não (> 5 tuổi), tỉ lệ ‘ngủ động’ trong giấc ngủ sẽ giảm dần còn khoảng 20% thời gian của giấc ngủ, và 80% là ngủ yên.
Dạy bé phân biệt giữa ngày và đêm
Khi ở trong bụng mẹ, bé chưa phân biệt được ngày & đêm, khi chào đời thì bé vẫn chưa thể quen được và thường có thói quen sinh hoạt trái với người hớn, nên nhiều lúc khiến mẹ rất mệt mỏi và mất sức khỏe khi phải chăm bé.
Muốn thay đổi thói quen này thì bạn hãy kiên trì, ít nhất từ 1 tuần tuổi trở lên mới bắt đầu tập dần cho bé.
Đối với ban ngày
- Mẹ nên chơi với bé nhiều hơn vào ban ngày
- Nói chuyện, hát cho bé nghe
- Căn phòng thoáng đãng, nhiều ánh sáng là sự lựa chọn tốt
- Không nên để bé nằm trong căn phòng tĩnh lặng quá, sau này đưa bé ra ngoài chơi, bé sẽ không chịu được tiếng ồn.
- Nếu đang bú mà bé thiu thiu ngủ thì nhẹ nhàng đánh thức bé dậy.
Ban đêm thì sao?
- Giữ yên lặng và nói khẽ khi cho bé bú cữ đêm.
- Giữ phòng tối (có thể để đèn ngủ ánh sáng dịu) và yên tĩnh, không trò chuyện nhiều.
- Cần phải dạy bé nhận biết ban đêm là lúc ngủ ngay từ khi bé được hai tuần tuổi, đừng để quá muộn.
Những cách dạy bé tự ngủ
Bạn có thể tập cho bé tự ngủ từ 6-8 tuần tuổi, cách bạn dỗ bé trong những lần đầu tiên này rất quan trọng, sẽ dần hình thành thói quen của bé về sau này. Bạn nên đặt bé vào nôi hay xuống giường khi bé buồn ngủ nhưng vẫn còn thức.
Những cách mà nhiều người thường dùng là bế em bé trên tay, đu đưa, rung lắc nhưng về lâu dài thì bé sẽ quen với việc này, rất khó tập lại thói quen cho bé về sau, bé chỉ có thể ngủ khi có người rung lắc.
Bạn sẽ thiết lập một “thủ tục” trước khi ngủ cho bé như hát ru, nghe nhạc nhẹ, vỗ nhẹ mông, gãi nhẹ đầu… nhưng cần nhớ rằng bạn sẽ phải làm “thủ tục” này mỗi đêm nên bạn cần chọn “thủ tục” nào vừa thích hợp với bé vừa “khả thi” đối với bạn.
Giấc ngủ của bé không chỉ quan trọng đối với sự phát triển của bản thân bé mà còn quan trọng với mẹ. Nếu bé quấy đêm nhiều quá thì bạn cũng sẽ thiếu ngủ và không đủ sức khỏe cũng như tinh thần để chăm sóc bé tốt được. Bạn hãy sáng suốt lựa chọn cách dỗ bé ngủ thích hợp để cả con và mẹ đều được ngủ ngon.
Sự phát triển và hình thành tính cách của bé cũng phụ thuộc vào cách chúng ta chăm sóc giấc ngủ của bé, các ông bố, bà mẹ hãy luôn quan sát một cách cẩn thận nhé. Điều này thì khó khăn nhưng thường là bước tiên quyết hướng tới việc cải thiện giấc ngủ của mỗi thành viên trong gia đình: bé ngủ ngon, bạn ngủ ngon.
Cuối cùng, nếu có phản hồi hay kinh nghiệm gì về chủ đề nêu trên, bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới. Cảm ơn đã theo dõi bài viết ! Cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn.