Thời gian “lót ổ” của mẹ bỉm sữa và trẻ sơ sinh là lúc mà nhiều bà mẹ cảm thấy khó chịu và ngột ngạt nhất, dù cho thời tiết nóng hay lạnh thì sử dụng điều hòa cũng sẽ là giải pháp mà nhiều người dùng tới. Sử dụng điều hòa như thế nào để vừa mang lại cảm giác dễ chịu, không ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ sơ sinh thì hãy cùng viconyeu tìm hiểu nhé.
Mục lục
Bé sơ sinh nào có thể nằm điều hòa?
Hầu hết ba mẹ đều nghĩ rằng, trẻ sơ sinh còn non nớt, khả năng thích nghi chưa tốt nên lúc nào cũng quấn nhiều lớp cho bé và sợ bé bị lạnh nên không dám dùng điều hòa nhưng nếu trẻ được sinh ra khỏe mạnh, đủ ngày tháng, nặng từ 3.5kg đều có đủ lớp mỡ để giữ nhiệt cho cơ thể, cơ chế điều hòa thân nhiệt cũng đã hoạt động để bé có thể ngủ ngon và ở cùng nhiệt độ với người lớn. Nếu ba mẹ ủ quá nhiều thứ xung quang bé thì khiến thân nhiệt tăng, gây khó chịu, ngột ngạt cho bé.
Đối với những trường hợp sinh non, ba mẹ nên cân nhắc cho bé nằm điều hòa bắt đầu từ 2-3 tháng trở đi , tùy theo sự phát triển và thích nghi của trẻ để điều chỉnh cho phù hợp.
Tại sao lại hạn chế cho bé nằm điều hòa?
Trẻ em khuyến khích được chăm sóc trong môi trường không khí thiên nhiên trong lành để hít thở, vì khi sử dụng điều hòa, phải đóng kín cửa, không khí bị khóa lại bên trong gây tù đọng, trẻ rất dễ bị các chứng như dễ bị ho, viêm mũi họng, viêm phế quản bởi trẻ sơ sinh chưa thể tự điều chỉnh thân nhiệt nên luôn có thân nhiệt nhạy cảm và dễ thay đổi
Vị trí bé nằm trong phòng điều hòa
Nên để bé nằm xa vị trí lắp đặt điều hòa, tránh luồng gió từ đó thổi thẳng vào mặt bé khiến cảm thấy bị lạnh, khó thở. Điều hòa nên đặt càng cao càng tốt. Nên chú ý điều khiển chế độ quạt đảo chiều để không làm hướng gió thổi chỉ thẳng vào một chỗ. Dù cho bé nằm ở vị trí nào thì ba mẹ vẫn nên thường xuyên kiểm tra xem bé có biểu hiện lạnh, nóng do máy lạnh hay không.
Nhiệt độ như thế nào là phù hợp?
Thân nhiệt của trẻ sơ sinh không giống như người lớn, bởi vậy phải ưu tiên chỉnh nhiệt độ của điều hòa phù hợp với bé. Trung tâm điều nhiệt của trẻ chưa hoàn thiện, hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm chưa hoàn thiện, nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi. Do đó, nhiệt độ ngoài trời chỉ cần hơi tăng lên, trẻ em đã bị nóng, toát mồ hôi, dễ bị rôm sảy. Nếu lạnh quá cũng dễ khiến trẻ bị ho, cảm cúm, viêm họng.
Cần căn cứ vào nhiệt độ trong phòng để điều chỉnh nhiệt độ điều hòa hợp lý nhất, chú ý rằng nên đặt nhiệt độ điều hòa thấp hơn không quá nhiều so với nhiệt độ thường. Mức điều chỉnh nhiệt độ điều hòa tốt nhất là giảm 6-10 độ C so với nhiệt độ bên ngoài. Để biết chính xác nhiệt độ trong phòng, các gia đình nên có một chiếc nhiệt kế để đo nhiệt độ phòng thay vì chú ý mức nhiệt độ trên điều hòa.
Hơn thế nữa, tùy theo cơ địa của bé và thời gian trong ngày để điều chỉnh cho hợp lý. Vào mùa hè, thông thường vào nửa đêm trời vẫn nóng bức, bật điều hòa sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu và ngủ ngon. Song khi gần sáng, nhiệt độ xuống thấp, mẹ nên tắt điều hòa và mở cửa sổ, kết hợp bật quạt để bé được hưởng gió tự nhiên.
Thời gian bật điều hoà không quá 2-3 tiếng mỗi lần
Mẹ chỉ nên cho bé nằm tối đa 2 – 3 tiếng mỗi lần. Điều này có nghĩa là cứ 2-3 tiếng, mẹ nên cho bé ra ngoài nhiệt độ bình thường từ 10-15 phút. Đây cũng là thời gian để đuổi không khí tù đọng, đồng thời kết hợp đón nắng vào trong phòng bé.
Quy tắc 3 phút
Không đột ngột đưa con ra ngoài ngay lập tức khi bé đang ở trong phòng điều hòa. Cần tắt điều hòa và để bé ngồi lại thêm trong phòng ít nhất là 3 phút, để bé có thể quen dần với sự hạ nhiệt để dần bằng với nhiệt độ với bên ngoài. Sự chênh lệch, thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa trong và ngoài phòng điều hòa có thể nhanh chóng “hạ gục” sức đề kháng của trẻ, khiến trẻ dễ bị cảm cúm, ho, sốt, viêm họng.
Cuối cùng, nếu có phản hồi hay kinh nghiệm gì về chủ đề nêu trên, bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới. Cảm ơn đã theo dõi bài viết ! Cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn.